Một số thuốc có thể hại gan

Gan là cơ quan đặc biệt, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và phức tạp. Chức năng quan trọng của gan là giải độc, chuyển hóa thuốc thành chất không độc. Do thường xuyên xử lý chất độc, nên gan có thể bị nhiễm độc, thể hiện ở chỗ nhu mô gan bị tổn thương, gọi là viêm gan. 
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm, bị hư hoại và chết đi. Khi tế bào gan bị viêm, tổn thương, các men gan như ALT (còn được ghi SGPT)) và AST (SGOT) từ gan phóng thích vào máu nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, khi xét nghiệm thấy men gan ALT và AST tăng lên thì đó là dấu hiệu cho biết có tình trạng viêm, tổn thương tế bào gan. Trong thời gian điều trị viêm gan hoặc gan tự hồi phục, các men gan trước tăng sau giảm xuống đến mức bình thường thì xem như tình trạng viêm được cải thiện.

Do có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, cho nên khi gan bắt đầu bị tổn thương thì người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như: loạn bài tiết mật với nước tiểu sậm màu, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, khó chịu ở hạ sườn phải; thậm chí bị phù chân, trí não lú lẫn, hôn mê (gọi là bệnh não do gan hay hôn mê gan).

Một số thuốc có thể gây ra một kiểu tổn thương gan nhất định. Dựa vào đó, người ta phân loại ra từng nhóm cho dễ nhận biết. Dưới đây là các thuốc có thể gây độc cho gan:

- Các thuốc có nguy cơ gây tổn thương tế bào gan, làm tăng men AST, ALT: Bao gồm các kháng sinh kháng khuẩn (tetracycline, ciprofloxacin, metronidazol…), kháng sinh kháng nấm(ketoconazol), thuốc chống lao (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid), thuốc trị tăng huyết áp (lisinopril, losartan,), thuốc chống tiết acid trị viêm loét dạ dày (omeprazol), thuốc chống trầm cảm (fluoxetin, proxetin, sertralin), thuốc trị mỡ máu (các statin), vitamin (vitamin A liều cao, vitamin PP); đặc biệt là thuốc giảm đau chống viêm (hư các thuốc kháng viêm không steroid: NSAID. Riêng paracetamol thường được xem là an toàn, nhưng cũng có thể gây hoại tử tế bào gan rất nặng, nếu dùng bừa bãi.

- Các thuốc có nguy cơ làm tắc mật, tăng alkalin phophatase và bilirubim toàn phần: Bao gồm các thuốc kháng sinh kháng khuẩn (amoxicilin+acid clavulanic: augmentin, erythromycin), kháng sinh kháng nấm (terbinafin), thuốc trị rối loạn tâm thần (chlopromazin, mirtarazin), thuốc kháng sinh histamine trị dị ứng (promethazin), thuốc trị tăng huyết áp (irbesartan), thuốc là hormone sinh dục nữ(estrogen), thuốc là hormone sinh dục nam (testoterone)…

- Các thuốc có nguy cơ vừa làm tổn thương tế bào gan vừa làm tắc mật, tăng AST, ALT và tăng alkalin phophatase: Nhóm các thuốc kháng sinh, kháng khuẩn (clindamycin, bactrim, sulfonamid, nitrofurantoin), thuốc chống động kinh (phenobarbital, phenytoin, carbamazepin), thuốc trị tăng huyết áp (catopril, enalapril, verapamil), thuốc chống trầm cảm (amitriphtylin, trazodon), thuốc kháng sinh hitamin trị dị ứng (cyproheptadin)…

Một số thuốc có thể hại gan ảnh 1

Một số loại thuốc có thể gây hại gan, khiến gan bị tổn thương (Ảnh minh hoạ).

Trên đây là các thuốc có nguy cơ hại gan. Có “nguy cơ” có nghĩa thuốc có thể gây hại, chứ không nhất thiết luôn gây hại gan. Khi đọc trên báo chí thông tin về thuốc có nguy cơ gây hại cho gan, thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác, chứ người đang dùng thuốc đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng thuốc, khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.

Người bệnh nên lưu ý, khi đang dùng thuốc, nếu xét nghiệm thấy tăng men gan, thì chưa hẳn là biểu hiện của tổn thương gan. Vì vậy, khi men gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc, mà cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Trường hợp có các biểu hiện lâm sàng: vàng da, suy gan cấp, thì phải ngừng thuốc ngay để tránh các diễn biến nghiêm trọng. Đối với một thuốc đã gây độc cho gan thì không được thử dùng lặp lại. Dùng lặp lại sẽ tổn thương gan nặng nề hơn.

Đối với người được phát hiện có men gan tăng cao hoặc đang dùng một thuốc có nguy cơ gây hại gan, xin lưu ý mấy điểm như sau:

- Không nên nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc liên tục trong một thời gian dài.

- Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không thừa, không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn. Khi dùng thuốc mà có biểu hiện như chán ăn, sợ mỡ, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan, cần trở lại tái khám ở bác sĩ hoặc đến ngay một cơ sở y tế để được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời, nếu thuốc gây hại gan.

-  Một số thuốc có thể làm tăng men gan (như dùng thuốc trị rối loạn mỡ trong máu là thuốc thuộc nhóm fibrat hay thuốc statin), nếu ngưng thuốc, sẽ làm men gan trở lại bình thường. Vì vậy, khi đang dùng thuốc mà nhờ xét nghiệm bị tăng men gan phải báo cho bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị thích hợp.

Theo SK&ĐS
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).