(Ngày Nay) - Ngày 26/3 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cùng ôn lại lịch sử ra đời và ý nghĩa của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
1 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập vào năm nào?
icon
Năm 1931
icon
Năm 1936
icon
Năm 1939
Giải thích Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trong giai đoạn này, trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta.
2 Khi nào ngày 26/3 được chọn làm ngày thành lập Đoàn hàng năm?
icon
Năm 1945
icon
Năm 1954
icon
Năm 1961
Giải thích Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Từ đó đến nay, ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
3 Từ khi thành lập đến nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đổi tên mấy lần?
icon
7 lần
icon
9 lần
icon
11 lần
Giải thích Từ 1931 – 1936, Đoàn có tên là Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương; Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương; Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương; Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam; Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam; Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh; Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
4 Bài hát chính thức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì?
icon
Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ
icon
Thanh niên làm theo lời Bác
icon
Tự hào huy hiệu Đoàn trên ngực chúng tôi
Giải thích Trong các kỳ Đại hội Đoàn ở Trung ương hoặc ở các tỉnh, thành phố cũng như các cấp cơ sở Đoàn, vào giờ phút trang trọng của buổi khai mạc đều vang lên lời hát "Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên. Giơ nắm tay thề, gìn giữ hòa bình, độc lập, tự do… Đi lên thanh niên, khó khăn ngại chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác. Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên…" Người sáng tác bài hát đó chính là nhạc sĩ Hoàng Hoà. Tên bài hát "Thanh niên làm theo lời Bác" của ông được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI quyết định lấy làm bài hát chính thức của Đoàn. Bài hát còn có tên gọi là Đoàn ca được sáng tác năm 1953.
5 Ai là tác giả mẫu huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
icon
Họa sĩ Tô Ngọc Vân
icon
Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận
icon
Cả 2 họa sĩ trên
Giải thích Tại Đại hội đại biểu thanh niên toàn quốc năm 1951 tại Việt Bắc, cán bộ Trung ương Đoàn các cấp muốn đoàn viên có một chiếc huy hiệu với biểu trưng riêng. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và họa sĩ Tôn Đức Lượng được tổ họa sĩ của Trung ương Đoàn giao trách nhiệm sáng tác mẫu huy hiệu Đoàn. Hai mẫu của hai họa sĩ đã được thông qua và đưa tới Bác Hồ duyệt. Bác Hồ đã duyệt mẫu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận. Bác còn đề dưới bản vẽ dòng chữ: "Thanh niên tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên".Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận từng tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương; hội viên ngành đồ họa Hội Mỹ thuật VN từ năm 1957. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944 trong phong trào sinh viên yêu nước.Sau Cách mạng Tháng Tám, ông là họa sĩ Phòng Thông tin Hà Nội, cán bộ T.Ư Đoàn thanh niên tại Việt Bắc, sau đó làm Cục trưởng Cục Mỹ thuật Bộ Văn hóa - Thông tin, Phó tổng thư ký Hội Mỹ thuật VN, rồi Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật VN. Ông mất tại TPHCM ngày 18/10/2017.
6 Ai được bầu làm Bí thư thứ 1 trong Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I?
icon
Nguyễn Lam
icon
Nguyễn Anh Tuấn
icon
Nguyễn Ngọc Lương
Giải thích Ngày 7 tháng 2 năm 1950, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Cứu quốc được tổ chức tại xã Cao Vǎn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với hơn 400 đại biểu từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau tham dự. Đại hội quyết định thống nhất các tổ chức thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam và bầu ra Ban Chấp hành mới. Đồng chí Nguyễn Lam chính thức được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Lãm tên thật là Lê Hữu Vỵ, sinh ngày 31 tháng 12 năm 1921 tại thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đồng chí từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong chính quyền Việt Nam như Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ. . Đồng chí từng được được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng năm 2007.
7 Hiện nay, ai đang là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn nhiệm kỳ 2017-2022?
icon
Bùi Quang Huy
icon
Hà Quang Dự
icon
Lê Quốc Phong
Giải thích Theo kết quả bầu cử tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI, đồng chí Lê Quốc Phong đã tái đắc cử Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn nhiệm kỳ 2017 – 2022. Đồng chí Lê Quốc Phong (SN 1978), Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn, Thủ trưởng Cơ quan Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VII, Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
8 Luật Thanh Niên được Quốc hội Khoá XI thông qua kỳ họp thứ 8 có hiệu lực từ ngày nào?
icon
Ngày 1/7/2004
icon
Ngày 1/7/2005
icon
Ngày 1/7/2006
Giải thích Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 tại Kỳ họp lần thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật Thanh niên gồm có 6 chương với 36 điều. Trong đó, quy định một số quyền, nghĩa vụ của thanh niên với tư cách là công dân mang tính nguyên tắc tại Hiến pháp và một số Luật liên quan khác, đồng thời bổ sung những nội dung mới và cụ thể hoá ở mức cao hơn những quyền và nghĩa vụ cơ bản phù hợp với đặc thù riêng vốn có của thanh niên
9 Khi nào tháng 3 hàng năm được chọn làm "Tháng Thanh Niên"?
icon
Năm 2001
icon
Năm 2002
icon
Năm 2003
Giải thích Năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy tháng 3 hằng năm (bắt đầu từ năm 2004) là “Tháng Thanh niên” nhằm tạo ra phong trào sâu rộng, thiết thực của tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xung kích tham gia phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng...Theo đó, trong “Tháng Thanh niên” sẽ tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị tuổi trẻ với Tư tưởng Hồ Chí Minh, “Tuần hoạt động và ra quân giữ gìn trật tự an toàn giao thông”; phát động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”; tổ chức “Ngày hội văn hóa - thể thao thanh niên”…
(Ngày Nay) - Sáng 2/1, trong không khí vui tươi của ngày đầu năm mới, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.
(Ngày Nay) - Sau 55 ngày đêm phát động Chiến dịch “Triển khai hiệu quả Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID”, đến ngày 31/12/2024, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
(Ngày Nay) - Sự cố ở bộ phận hạ cánh trên chiếc máy bay B737-800 của hãng hàng không Jeju Air gặp nạn cuối tuần qua tại sân bay quốc tế Muan đã làm dấy lên mối lo ngại về thách thức bảo trì của các hãng hàng không giá rẻ.
(Ngày Nay) - Phim ngắn “Lướt Đến Lúc” là sản phẩm truyền thông do nhóm sinh viên thuộc lớp Ảnh Báo Chí K44 thuộc Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền thực hiện, tác phẩm lấy cảm hứng từ thực trạng cuộc sống khi con người bị lôi cuốn, thu hút bởi những nội dung ngắn (shorts, reels,..) trên các nền tảng mạng xã hội.
(Ngày Nay) - Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thành phố Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất đã diễn ra tối 1/1. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu tại buổi lễ.
(Ngày Nay) - Ngày 1/1, tại hồ Hoàn Kiếm và hồ Thiền Quang đã diễn ra Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025. Giải chạy năm nay tiếp tục chứng kiến sự tỏa sáng của kỷ lục gia Nguyễn Thị Oanh. Với thông số 1 giờ 13 phút 22 giây, Nguyễn Thị Oanh đã lập kỷ lục mới, bỏ xa kỷ lục cũ của cô tới gần 2 phút.
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.
(Ngày Nay) - Ngày 2/1, Bộ trưởng Du lịch Brazil, Celso Sabino, cho biết nước này đã đón hơn 6,6 triệu du khách quốc tế trong năm 2024, đạt mức kỷ lục trong lịch sử, với tổng doanh thu 6,62 tỷ USD.
(Ngày Nay) - Hãng hàng không Air India của Ấn Độ vừa công bố triển khai dịch vụ wifi trên các chuyến bay nội địa và quốc tế. Dịch vụ này được cung cấp trên nhiều loại máy bay khác nhau, bao gồm Airbus A350, Boeing 787-9 và một số máy bay Airbus A321neo.
(Ngày Nay) - Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử, bóng cười... Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh thuốc lá điện tử, bóng cười đang ngày càng trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.