Bạn muốn đi xe gì, hay muốn đi xa?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - "Bạn muốn được bạn trai chở bằng xe gì?" - Câu hỏi này thực sự nói lên điều gì?
Bạn muốn đi xe gì, hay muốn đi xa?

Dạo gần đây, trên mạng xã hội hay xuất hiện những clip hỏi vui kiểu: "Bạn muốn được bạn trai chở bằng xe gì?" - một câu hỏi tưởng chừng vô hại nhưng lại nhanh chóng trở thành thước đo đánh giá một con người.

Nếu một cô gái trả lời "ô tô", cô ấy rất có thể bị cho là đòi hỏi. Nếu nói "xe máy", cô ấy lại được khen là giản dị, biết điều.

Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: tại sao một câu hỏi về phương tiện di chuyển lại có thể quyết định giá trị của một con người?

Gần đây, có một bài đăng gây bão khi một cô gái trả lời rằng cô ấy chỉ cần bạn trai đón bằng xe máy, vì "mình không hơn được người khác cái gì nên cũng không đòi hỏi được."

Ngay lập tức, cô ấy nhận về hàng loạt bình luận từ các bạn nam như: "một cô gái như vậy thật tuyệt vời", "trên đời này không còn ai như thế nữa". Có vẻ như câu trả lời ấy đã chạm vào một điều gì đó rất đẹp trong suy nghĩ của họ: sự giản dị, biết đủ, không đặt nặng vật chất.

Vậy câu trả lời ấy có điều gì đáng khen?

Có chứ. Ở đó có sự khiêm tốn, có sự chấp nhận, có cả một nét đẹp của những người trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống.

Nhưng khoan đã, điều gì đã khiến cô ấy nghĩ rằng mình không nên đòi hỏi nhiều hơn? Không nên hướng tới những gì tốt đẹp hơn? Nếu bạn đang ở mức A, nhưng mong muốn bạn trai ở mức A+, điều đó có thực sự là đòi hỏi, hay là động lực để bản thân không ngừng hoàn thiện?

Ngày xưa, Thằng Bờm có quạt mo, Phú Ông mang ba bò chín trâu ra đổi, nhưng Bờm chỉ cần nắm xôi. Nắm xôi của Thằng Bờm chỉ nên đổi lấy một cái quạt mo ư? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống lúc này?

Một người có thể chọn hài lòng với những gì mình đang có, và điều đó không sai. Nhưng nếu một cô gái mong muốn một người bạn trai tốt hơn, có điều kiện hơn bản thân mình, không phải để dựa dẫm mà để cả hai cùng tiến về phía trước, điều đó có đáng bị phán xét không?

Cuối cùng, câu hỏi này có rất nhiều cách trả lời thông minh mà không cần biến nó thành một bài kiểm tra đạo đức. Một cô gái hóm hỉnh có thể đáp ngay: "Xe gì cũng được, miễn không phải xe… cứu thương!". Một người sâu sắc hơn có thể nói: "Xe nào cũng được, miễn là người cầm lái biết cách đưa cả hai cùng tiến về phía trước". Còn một cô gái vừa đáng yêu vừa thực tế có thể cười: "Mưa thì ô tô, nắng thì xe máy, hết xăng thì mình dắt bộ cùng nhau!"

Và nếu lật ngược lại câu hỏi này, liệu chúng ta có thể hỏi: "Bạn nam, bạn muốn đèo người yêu mình bằng xe gì?". Câu trả lời của các chàng trai sẽ ra sao? Và liệu điều đó có gợi mở thêm điều gì về cách chúng ta nhìn nhận giá trị của một mối quan hệ?

Cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước." Ảnh: CTV/Vietnam+
Ra mắt cuốn sách của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước" với hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010, góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập.
Thí sinh tham dự kỳ thi vào trường chuyên ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trường THPT chuyên đổi mới phương thức tuyển sinh 2025
(Ngày Nay) - Một số trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội vừa công bố phương thức tuyển sinh 2025. Trong đó, Trường THPT Khoa học Tự nhiên bỏ phương thức xét tuyển thẳng, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đổi mới cách tính điểm xét tuyển.
Người dân và du khách tham gia chào cờ ở khu vực mốc 291/2, xã Cao Mã Pờ (Hà Giang).
Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, giảm nhu cầu học thêm
(Ngày Nay) - Sau một tháng triển khai, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của cả người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm.