Ngân sách nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số:Chuyển hỗ trợ trực tiếp sang cho vay có điều kiện

Với 89,44% số phiếu tán thành, chiều ngày 18/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), giai đoạn 2021-2030. Theo đó, phấn đấu đến 2030, thu nhập của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung cả nước.
Ngân sách nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số:Chuyển hỗ trợ trực tiếp sang cho vay có điều kiện

Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang cho vay có điều kiện

Trong báo cáo tiếp thu, giải trình Đề án do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến trình bày có một điểm rất đáng chú ý, đó là về tín dụng ưu đãi và vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội. Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), một trong những vấn đề đổi mới nhận thức trong giai đoạn tới là: việc sử dụng ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào hoặc cho không, sang: cho vay có điều kiện, vừa đầu tư cho sản xuất, vừa có kinh phí để hướng dẫn, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo toàn được nguồn vốn, vừa phát huy sự chủ động của đồng bào vươn lên áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

Do đó, UBTVQH đã tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội và thể hiện trong Dự thảo Nghị quyết theo hướng quy định rõ: “Mở rộng và đổi mới chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay đến các dự án sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số”.

Ngân sách nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số:Chuyển hỗ trợ trực tiếp sang cho vay có điều kiện ảnh 1

Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục cân đối, tăng cường nguồn vốn tín dụng qua ngân hàng chính sách xã hội, theo hướng tập trung vào các đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, hoạt động thương mại tại xã, thôn, bản vùng ĐBDTTS&MN.

Với 432/434 ĐB có mặt đồng ý (chiếm 89,44%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt tổng thể Đề án. Đối tượng của Đề án là vùng dân tộc thiểu số và miền núi, không bao gồm gần 300 xã bãi ngang ven biển, hải đảo.

Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Theo Nghị quyết, mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2025 là Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm giảm trên 3%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa;

100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% số dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% dân số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh;

Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào;

Ngân sách nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số:Chuyển hỗ trợ trực tiếp sang cho vay có điều kiện ảnh 2

Chủ tịch HĐ Dân tộc Hà Ngọc Chiến

Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học phổ thông trung học trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;

Nghị quyết cũng đưa ra chỉ tiêu 98% dân số dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%;

50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

Đáng chú ý, Nghị quyết định hướng mục tiêu đến năm 2030 là thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới;

Phấn đấu có 80% số hộ nông dân người dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa; Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; 

Trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân; Giải quyết căn bản tình trạng di cư không theo kế hoạch trong đồng bào dân tộc thiểu số;

Ngân sách nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số:Chuyển hỗ trợ trực tiếp sang cho vay có điều kiện ảnh 3

Các ĐB bấm nút thông qua Nghị quyết

Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ dân dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở; Cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong Mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững đến năm 2030.

Việc thực hiện sẽ do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Trưởng Ban thường trực và có sự tham gia của Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.

“Như vậy sẽ đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất từ Chính phủ đến các bộ, ngành và địa phương, thu gọn được đầu mối, giảm các thủ tục không cần thiết” – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến nêu rõ.

Theo VnMedia
Bình luận
Tinh gọn bộ máy: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Tinh gọn bộ máy: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
(Ngày Nay) - Nhằm nhanh chóng triển khai chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giúp rút ngắn thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, cải thiện chất lượng phục vụ, giảm tình trạng phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tỉnh Hưng Yên và Bình Phước đã triển khai nhiều hành động quyết liệt nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Hàn Quốc sử dụng AI phát hiện video giả mạo về bầu cử
Hàn Quốc sử dụng AI phát hiện video giả mạo về bầu cử
(Ngày Nay) - Các quan chức Hàn Quốc ngày 27/4 cho hay Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) của nước này vừa giới thiệu một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) phát hiện tin giả do Cơ quan Pháp y Quốc gia (NFS) phát triển để ngăn chặn sự lây lan của các video deepfake giả mạo trong cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3/6 tới.
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.