Người di cư khẳng định vị thế giữa vòng kiềm tỏa của châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Từ thiết kế nội thất đến sáng tác nhạc, nhiều người di cư tại châu Âu đang tạo dựng một cuộc sống độc lập, vượt qua những khó khăn của chính sách hạn chế ngặt nghèo.
Những người di cư đang hòa nhập và khẳng định tiếng nói trong xã hội châu Âu.
Những người di cư đang hòa nhập và khẳng định tiếng nói trong xã hội châu Âu.

Những mảnh vải với nhiều màu sắc rực rỡ chất đống trong một cửa hàng đồ nội thất ở Naples, nơi Paboy Bojang cùng với bốn người nhân công của mình đang làm việc ngày đêm để sản xuất ra 250 chiếc đệm cho những vị khách đã đặt hàng.

Không lâu nữa lô hàng sẽ xong và Bojang sẽ gửi những sản phẩm đầu tiên cho các vị khách của anh ấy. Và với hàng trăm yêu cầu về những chiếc đệm bông có viền xù đặc biệt chuyển về từ khắp nơi trên thế giới, công xưởng được dự đoán sẽ bận rộn trong nhiều tháng tới.

Bojang, 29 tuổi, là một trong số hàng nghìn người đã di cư đến Ý bằng con đường vượt biển trong thập kỷ vừa qua. Anh chạy trốn chế độ độc tài ở Gambia, từng chứng kiến ​​nỗi kinh hoàng ở Libya và sống sót sau chuyến hành trình nguy hiểm xuyên Địa Trung Hải.

Vượt qua tất cả những thử thách trên, hiện tại, Bojang đã tìm thấy niềm an ủi ở miền nam nước Ý. Anh đang sống tại một thành phố, nơi có những vòng tay ấm áp đã giúp anh cùng những người tị nạn khác hòa nhập và vươn lên, bất chấp các điều luật tị nạn tại châu Âu đang chống lại họ.

“Năm đầu tiên thật khó khăn, đến năm thứ hai khi tôi biết thêm nhiều người và kết bạn với những người quan tâm đến câu chuyện của mình, tôi bắt đầu yêu Napoli,” Bojang nói. "Tôi cảm thấy được truyền cảm hứng ở đây."

Ban đầu, thành công của Bojang không có gì đáng chú ý. Anh chán nản, luôn tìm kiếm một điều gì đó để làm trong thời gian Ý đóng cửa nghiêm ngặt do COVID-19 vào mùa xuân năm 2020. Sau đó anh nghĩ đến việc may vá.

Vài tháng sau, Bojang đăng hình ảnh về chiếc đệm làm bằng tay đầu tiên của mình trên Instagram. Thông tin này ngay lập tức trở thành cú hit, hàng loạt tin nhắn lấp đầy hòm thư điện tử của Bojang. Tiếp sau đó là sự ra đời của Casa by Paboy, công ty sản xuất đồ gia dụng của anh ấy.

Người di cư khẳng định vị thế giữa vòng kiềm tỏa của châu Âu ảnh 1

Paboy Bojang chuẩn bị chụp ảnh những chiếc đệm mà anh bán cho khách hàng quốc tế. Ảnh: The Guardian.

Hiện, Bojang đang thuê ba người tị nạn để hỗ trợ anh ấy làm đệm. Sản phẩm này có giá bán lẻ là 160 euro và được quản lý thương hiệu bởi một giám đốc người Ý trẻ tuổi.

“Giấc mơ thực sự của tôi còn ở phía trước,” Bojang nói. “Tôi mong công ty phát đạt và tuyển dụng nhiều người di cư hơn. Tôi muốn cho mọi người thấy rằng chúng tôi, những người di cư, có tài năng, kiến ​​thức và có thể làm ra những thứ đẹp đẽ. Công việc của chúng tôi không chỉ giới hạn trong trang trại với mức thu nhập rẻ bèo”.

Bojang từng được bà ngoại nuôi dưỡng ở quê nhà Serrekunda, nơi anh bắt đầu học may từ năm 13 tuổi sau khi được gửi đến một tiệm may do chú ruột điều hành. Lúc Bojang ở tuổi thiếu niên, bà anh qua đời. Không còn chỗ dựa, chàng trai người Gambia di cư đến châu Âu và đã chịu nhiều khó khăn trên hành trình dài. Kể cả khi đã vào trong nội địa Ý, Bojang vẫn có 18 tháng chịu cảnh màn trời chiếu đất.

“Tôi đã ngủ trên đường phố, trong ga ra, dưới gầm ô tô… Nhưng tồi tệ nhất vẫn là khoảng thời gian ở Libya, tôi đã hứng chịu rất nhiều tổn thương”, anh nói.

Tổng cộng, Bojang đã phải trả tiền cho những kẻ buôn người ba lần để mua một vị trí trên một chiếc thuyền vượt biển đến châu Âu. Trong một nỗ lực gần như tuyệt vọng, anh chứng kiến cảnh những người nhập cư khác bị cảnh sát Libya bắn khi họ cố gắng rời đi.

“Đôi khi rất khó để giải thích những gì tôi từng trải qua ở Libya, nó giống như một bộ phim”. Bojang nói tiếp: “Tôi chưa bao giờ thấy những điều khủng khiếp như vậy trong đời. Họ không quan tâm chúng tôi là ai, cứ như thể chúng tôi chỉ là động vật vậy”.

Bojang đã ở trên một chiếc thuyền chật chội, không an toàn trong gần hai ngày trước khi đến đảo Lampedusa của Sicily vào năm 2015. Từ đó, anh tìm đường đến Naples, nơi trong năm đầu tiên anh trú chân trong một trung tâm tị nạn tồi tàn và quá đông đúc ở ngoại ô thành phố.

Người di cư khẳng định vị thế giữa vòng kiềm tỏa của châu Âu ảnh 2

Bojang trong xưởng của mình. Ảnh: The Guardian.

Ban đầu, anh làm việc trong một nhà máy sản xuất gạch nhưng bị mất việc sau khi nhà lãnh đạo cực hữu Matteo Salvini, với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ, ban hành luật bãi bỏ giấy phép bảo vệ nhân đạo. Đó là loại giấy phép có thời hạn hai năm, được cấp cho những người không đủ điều kiện tị nạn nhưng vì nhiều lý do mà không bị trục xuất. Văn bản này từng cho phép những người nhập cư tìm việc hoặc đi đến một quốc gia thuộc khối EU khác trong tối đa 90 ngày. Động thái của Salvini diễn ra đồng thời với việc đóng cửa nhiều trung tâm tị nạn trên khắp nước Ý, khiến hàng nghìn người trở thành vô gia cư và mất việc làm.

Cuộc sống của Bojang chỉ đổi thay khi anh gặp Sophia Seymour, một nhà báo và nhà làm phim tài liệu người Anh, bên ngoài Teranga, một hộp đêm Afrobeat ở Naples do những người tị nạn điều hành. Seymour đề nghị cho anh một phòng trong nhà cô, cho anh ta mượn máy khâu của cô và khuyến khích Bojang sáng tạo.

Cô đã hướng dẫn anh thành lập doanh nghiệp, mặc dù Bojang vẫn đang chờ gia hạn giấy phép lao động và một giấy phép khác, mà anh hy vọng sẽ cho phép anh tới những nước khác một cách hợp lệ để quảng bá sản phẩm của mình.

Seymour nói: “Mỗi thay đổi trong hệ thống nhập cư đều trở nên khó khăn với người tị nạn”. Cô cho biết sắp tới sẽ thực hiện một bộ phim tài liệu nhằm khám phá hy vọng và ước mơ của những người xin tị nạn ở Naples.

Teranga là bệ phóng cho Mozeh Keita, 22 tuổi, đến từ Gambia và ban nhạc Dozer Gang của anh. Nhóm nhạc hiện đã có hàng nghìn người nghe trên Spotify, YouTube cũng như đã diễn tấu trên đài phát thanh của Vương quốc Anh. Người dân Naples rất yêu mến Keita. Anh được những người bạn ở đây gọi là Bobby, và họ mong muốn được cùng anh dạo quanh thành phố. Bởi trong những chuyến đi như vậy, có rất nhiều khách bộ hành đã dừng lại để chào hỏi hoặc khen ngợi Keita. Hiện tại, Keita đang làm việc như một đầu bếp để kiếm tiền sinh hoạt phí, trong khi ban nhạc của anh đang chuẩn bị trình làng tác phẩm tiếp theo của mình.

Người di cư khẳng định vị thế giữa vòng kiềm tỏa của châu Âu ảnh 3

Mozeh Keita và Asu, hai thành viên của nhóm nhạc rap Dozer Gang. Ảnh: The Guardian.

“Âm nhạc luôn là giấc mơ của tôi,” Keita nói. “Lời bài hát mô tả cách tôi đang sống, những thứ tôi nhìn thấy, hệ thống và thế giới đang diễn ra như thế nào. Mỗi ngày là một câu chuyện khác nhau. Trong đó một số ngày bạn thức dậy với cảm giác ớn lạnh, những ngày khác bạn lại cảm thấy đầy bất an”.

Keita cho biết anh rất biết ơn khi được ở Naples, một thành phố mà anh cảm thấy an toàn trong khi phần lớn nơi khác tại châu Âu coi người di cư là một mối đe dọa. Tuy nhiên, anh cũng ý thức rằng rất nhiều người đã chết khi cố gắng đến châu Âu hoặc vẫn bị mắc kẹt trong các trại tị nạn. Họ không thể có được cuộc sống hợp pháp và đang bị chủ bóc lột.

“Chúng tôi đã may mắn vượt qua được, nhưng không phải ai thế”, Keita giãi bày.

Mame Thiafour Ndiaye, gốc Senegal, đã sống ở Napoli hơn 12 năm. Là một nhà sản xuất âm nhạc, anh ấy giúp quảng bá các nhóm nhạc nổi tiếng như Dozer Gang và One Voice.

“Thật không dễ dàng để sống bằng âm nhạc, tất cả chúng tôi đều làm những công việc khác để có thêm thu nhập” Ndiaye nói. “Nhưng ở Naples, hầu hết mọi người đều được chào đón, và vì vậy ngay cả khi cơ hội dành cho người nhập cư trở nên khan hiếm, chúng tôi vẫn có cuộc sống ổn định”.

Người di cư khẳng định vị thế giữa vòng kiềm tỏa của châu Âu ảnh 4
Mame Thiafour Ndiaye, còn được gọi là Carbone 14, nhà sản xuất âm nhạc cho nhiều nhạc sĩ gốc Phi ở Naples. Ảnh: The Guardian.

Yankuba Fatty, 23 tuổi, đến Ý bằng thuyền vào năm 2017 và cố gắng đạt điểm cao nhất trong kỳ thi để theo học ngành y tại Đại học Naples, nhưng không thể tham gia khóa học vì giấy phép của anh không được phát kịp thời.

Sau đó, Fatty đã thành lập một trường dạy ngoại ngữ trực tuyến và hiện đang dạy tiếng Anh tại một trường tư thục ở miền bắc nước Ý, trong khi đang theo học ngành công nghệ sinh học.

Fatty cho biết anh ấy đã may mắn khi có “phản ứng hóa học phù hợp” ở Naples và một luật sư người Ý đã giúp anh thành lập doanh nghiệp của mình.

“Nhưng rõ ràng những người khác sẽ nói điều hoàn toàn ngược lại,” Fatty nói. "Một số không được trả lương, làm việc nhiều giờ cho những người chủ đối xử tồi tệ với họ."

Fatty đang gặp khó khăn từ khi các quốc gia châu Âu quay lưng lại với người tị nạn mặc dù có đủ nguồn lực để giúp họ. “Chúng tôi rời khỏi đất nước của mình không phải vì muốn mà vì chúng tôi buộc phải làm vậy”. Anh nói: “Chúng tôi sẵn sàng làm việc, học tập, hội nhập và đóng góp vào nền kinh tế ở đất nước, nhưng chỉ có thể làm điều đó nếu được trao cơ hội”.

Cuộ phỏng vấn khép lại trong không khí vui nhộn tại một nhà hàng Senegal ở Naples, khi Bojang suy ngẫm về kinh nghiệm của mình trong vài năm qua và rút ra kết luận.

“Mọi người nên mở rộng tầm nhìn và lòng khoan dung, bởi người di cư không phải một mối đe dọa. Tất cả chúng tôi đều có mục tiêu, ước mơ, kiến ​​thức và đều là con người. Tôi hiểu nhiều người còn mang định kiến rằng chúng tôi đến châu Âu để reo rắc tội lỗi. Nhưng hãy tưởng tượng xem, nếu bạn là một người di cư không có giấy tờ, bạn có thể làm điều gì khác ngoài bán ma túy trên đường phố? Vậy nên hãy cho chúng tôi một cơ hội, bạn sẽ thấy chúng tôi không hề khác các bạn”, Bojang khẳng định.

Theo The Guardian
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?