Người lái xe Văn phòng Chính phủ và chuyện về Tướng Đồng Sỹ Nguyên

Người lái xe Văn phòng Chính phủ và chuyện về Tướng Đồng Sỹ Nguyên ảnh 1
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và người lái xe của mình tại Nhà Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 1996.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) Tướng Đồng Sĩ Nguyên đã nhấn mạnh như vậy khi nói về Văn phòng Chính phủ nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ (28/8/1945 – 28/8/2015).

“VPCP đã giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó”

Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Tướng Đồng Sỹ Nguyên đã có thời gian dài gắn bó với VPCP. Ông nhớ lại: “Từ lãnh đạo VPCP đến các cán bộ, chuyên viên, anh chị em phục vụ đối với tôi rất chân thành, khiêm tốn, cần mẫn trong công việc; luôn có thái độ tác phong đúng mực với các đơn vị cơ sở. Họ đã giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó”.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên là một trong hai người cho đến nay được Nhà nước đặc cách phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng, do những thành tích to lớn có ý nghĩa chiến lược trên cương vị Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, góp phần vào chiến thắng mùa xuân năm 1975.

Về công tác tại VPCP năm 1993, năm 1995 may mắn tôi được phân công nhiệm vụ là lái xe cho Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên. Hôm đầu tiên đến nhận nhiệm vụ, là người trầm tĩnh ít nói Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên chỉ nhắc nhở: Công việc đi nhiều, vất vả, chú giữ gìn sức khỏe, bảo quản xe cộ tốt và nhớ công tác bảo mật...

Trước đây tôi cũng như nhiều bạn trẻ khác biết về Tướng Đồng Sỹ Nguyên qua những câu chuyện, giai thoại của người lớn tuổi kể lại; đặc biệt gần đây được đọc cuốn hồi ký “Trọn một con đường”, Trung tướng dành tặng tôi năm 2012, do Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành, cùng với những năm tháng phục vụ Trung tướng... Điều đó đã cho tôi ấn tượng và cảm xúc mỗi khi nhớ về vị “Thủ trưởng” cũ.

Với những ai đã từng đến thăm Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên tại nhà riêng ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, hẳn mọi người sẽ nhận thấy tất cả đồ đạc trong nhà được bài trí đơn giản, khiêm nhường. Trong phòng khách, trên tường treo trang trọng hai bức tranh “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” và bức ảnh ông chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chiến dịch Đường 9 Nam Lào, bộ bàn ghế sa - lông từ những thập niên 80 của thế kỷ trước.

Là vị tướng anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng khi trở về với đời thường Tướng Đồng Sỹ Nguyên như một người cha, người ông tràn đầy tình yêu thương. Trung tướng không bao giờ nặng lời với cấp dưới và những người phục vụ. Ngày Tết Trung tướng thường đến từng nhà thăm hỏi động viên. Mỗi lần đi công tác về đến Hà Nội Trung tướng thường hỏi anh Du bác sĩ đi về nhà bằng phương tiện gì và không quên  nhắc tôi đưa chú Trần Kỳ Vân – Thư ký của Trung tướng về trước vì chú Vân cũng đã có tuổi, nhà lại ở xa.

Người lái xe Văn phòng Chính phủ và chuyện về Tướng Đồng Sỹ Nguyên ảnh 2
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tại Nghĩa trang Trường Sơn
Vị tướng và Trường Sơn huyền thoại

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên luôn dành tình cảm đặc biệt đối với những đồng đội đã hy sinh; mỗi lần đi công tác ngang qua nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Trung tướng luôn rẽ vào thắp hương và đứng lặng trước các ngôi mộ...Tôi chắc chắn ký ức về một thời đang hiện về trong ông.

Ông kể cho chúng tôi: “Trước khi kết thúc chiến tranh, tôi đã cất công đi tìm một mảnh đất thật đẹp, có hồ nước, có đồi cây bát ngát để làm nơi yên nghỉ cho những đồng đội của mình; nó phải như một công viên sao cho người già, trẻ em có thể vào đây dạo chơi, tưởng nhớ tới các anh…và nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ngày nay được hình thành như thế đó.

Ngày 27/7/2004 lần đầu tiên Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Chương trình có mời Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên tham dự với tư cách nguyên là Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn. Hôm đó trời mưa như trút nước, đến đầu giờ chiều mưa vẫn chưa ngớt, nhà báo MC Diễm Quỳnh của chương trình và Ban Tổ chức đầy lo lắng nói với Trung tướng: Thưa Bác mưa như thế này chúng cháu sợ tối không thể tổ chức được? Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên quay sang nhà báo Diễm Quỳnh và mọi người khẳng định: Các cô chú cứ yên tâm tối sẽ tạnh!

Thật kỳ lạ tối hôm đó trời quang mây tạnh, hàng ngàn ngọn nến lung linh được thắp lên giữa Trường Sơn hùng vĩ và chương trình diễn ra thành công tốt đẹp… Tôi đã nghĩ phải chăng giữa “Thủ trưởng” của mình và những liệt sĩ nơi đây có một mối liên hệ nào đó?   

Người lái xe Văn phòng Chính phủ và chuyện về Tướng Đồng Sỹ Nguyên ảnh 3
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong chuyến khảo sát khởi công xây dựng đường Hồ Chí Minh năm 1998.

Ngày 24/9/1997 Thủ tướng Chính Phủ Võ Văn Kiệt ký Quyết định số 789/QĐ-TTg về việc quy hoạch tổng thể Xa lộ Bắc Nam và giao cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên giúp Thủ tướng chỉ đạo công việc với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên lại hào hứng trở lại Trường Sơn, tìm hướng tuyến cho con đường, đó là ước mơ của ông cũng như của nhiều người và sau này Bộ Chính trị đã quyết định đổi tên thành Đường Hồ Chí Minh.

Ngày 3/2/2000 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký quyết định số 18/QĐ-TTg khởi công xây dựng Đường Hồ Chí Minh. Đó cũng là thời gian vất vả nhất của “Thầy trò” chúng tôi, nhất là với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên một người đã qua cái tuổi “xưa nay hiếm”.

Từ đó lại bắt đầu những chuyến đi khảo sát thường kéo dài nửa tháng, từ Thanh Hóa, Nghệ An vào đến tận Bình Phước, theo đường 15, 20…qua những địa danh lịch sử Km 0, cua chữ A, ngầm Tà Lê, đèo Phu La Nhíc, ngã ba Đông Dương…

Là người rất “tâm huyết” với con đường, tháng nào Trung tướng cũng vào tuyến kiểm tra đôn đốc đúng như tác phong của một vị Tư lệnh. Những chuyến đi kéo dài nhiều ngày, mỗi ngày ngồi mấy trăm cây số từ sáng sớm đến tối mịt, tiện chỗ nào dừng xe dọc đường ăn xôi hoặc bánh mỳ mang theo, hoặc vào lán trại của anh em bộ đội nghỉ qua đêm. Đường khi đó cực kỳ xấu, có những đoạn đường chỉ vài cây số nhưng phải đi hết nửa buổi; đường đào lên mưa rừng ập xuống, xe thi công chạy đi chạy lại, biến con đường trở thành một “dòng sông bùn” đỏ quạch, xe chỉ chạy được số 1, số 2, xe nhích từng tý một, xe quăng bên trái lại quăng bên phải, mọi người ngồi trên xe nẩy tưng có khi đầu va cả vào nóc xe; mỗi lần dừng mấy anh em đều kêu ù hết cả tai, còn tôi thì như có ruồi bay trong mắt; nhưng tuyệt nhiên không thấy “Tư lệnh” có phản ứng gì về sự mệt mỏi.

Phải chăng sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện cho ông bởi như ông nói “càng khó khăn, tôi càng muốn vượt qua”.

Tôi vẫn luôn nghĩ mình thật may mắn khi được bước theo những bước chân không mỏi mệt của một vị Tướng đi khắp mọi miền của Tổ quốc. Bản thân tôi và nhiều người không hiểu hết được, điều gì đã cho ông sức mạnh và nguồn năng lượng lớn đến vậy để lại vượt núi trèo đèo, băng rừng lội suối tìm hướng tuyến…biến ước mơ của ông và của nhiều người dân là mở một con đường mang tên Hồ Chí Minh từ Pắc Pó đến Cà Mau.

Trung tướng chia sẻ với chúng tôi:

 “Tôi sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, cuộc đời binh nghiệp lại gắn với miền Trung; người dân nơi đây đã bao đời đói khổ vì thiên nhiên, khí hậu khắc nhiệt, chưa nắng đã khô, chưa mưa đã cạn. Trong kháng chiến người dân miền Trung kiên cường, bất khuất, một lòng theo cách mạng, sẵn sàng hy sinh tính mạng, tài sản, nhà cửa, ruộng vườn để làm đường cho bộ đội qua phục vụ chiến trường. Nay chiến tranh đã qua lâu nhưng họ vẫn quá đói khổ, thành quả của cách mạng họ chưa được hưởng là bao. Khi mở con đường này, ngoài ý nghĩa chiến lược về an ninh, quốc phòng còn là mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo...Từ nay một nải chuối, quả cam hay con gà của người dân đem bán cũng có giá trị hơn, một cô gái người dân tộc thiểu số cũng có thể yêu và kết hôn với một chàng trai dưới xuôi…”. Tôi biết đó là những tâm tư từ đáy lòng của ông về cuộc đời sống người dân miền Trung còn nhiều gian khổ.

Xin dẫn lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói về “Thủ trưởng” của tôi thay cho lời kết:

Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên là một vị tướng tài ba, một nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước có đức độ và tài năng, một người học trò ưu tú của Bác Hồ. Toàn bộ cuộc đời của đồng chí Đồng Sĩ Nguyên gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Quân đội… một trong những vị tướng tiêu biểu của Quân đội ta. Đối với tôi, tướng Đồng Sĩ Nguyên là một trong những người đồng chí, người bạn chiến đấu thân thiết gần gũi suốt cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc mà tôi rất tin và quý mến!”.

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.