Người phụ nữ không nghe, không thấy gì trở thành huyền thoại nước Mỹ

[Ngày Nay] - Cả cuộc đời sống trong thế giới im lặng và tăm tối nhưng điều đó không ngăn cản được nghị lực sống phi thường của Helen Keller - nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả nổi tiếng trong thế kỷ XX ở nước Mỹ.
Helen Keller
Helen Keller

Tuổi thơ tăm tối

Helen Adams Keller sinh ngày 27/6/1880 tại Tuscumbia, Alabama, Mỹ. Gia đình bà sống trong khu điền trang Ivy Green được ông nội của bà xây dựng từ những thập kỉ trước. Thuở đó bà được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh và là niềm hạnh phúc của cha mẹ.

Cha bà là Arthur H. Keller - người biên tập lâu năm cho tờ báo Tuscumbia North Alabamian và từng là đại úy trong Quân đội miền Nam nước Mỹ. Bà nội của Helen là chị em họ với Robert E. Lee. Mẹ bà là Kate Adams - con gái của Charles W. Adams là người gốc từ Massachusetts và từng tham chiến cho Quân đội miền Nam trong suốt Cuộc nội chiến Mỹ.

Mặc dù gia đình đã gặp nhiều khó khăn và mất nhiều của cải trong thời Nội chiến nhưng họ vẫn luôn sống lạc quan và vui vẻ, cho đến khi bất hạnh ập đến với cô bé Helen.Mới 19 tháng, Helen Keller mắc một chứng bệnh kì lạ mà bác sĩ không thể chẩn đoán. Mặc dù thoát chết nhưng di chứng của nó lại quá nghiêm trọng, cô bé Helen hoàn toàn mất đi khả năng nghe và nhìn. Từ một đứa trẻ khỏe mạnh nay đột nhiên phải sống trong sự u tối khiến Helen trở nên hung hăng, cáu gắt và khó kiểm soát bản thân trong suốt những ngày ấu thơ.

Bước ra bóng tối để học hành, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe…

Năm 1886, mẹ Helen tình cờ biết được một đứa bé cũng bị mù-điếc như con gái mình nhưng đã được dạy dỗ thành công, liền tức tốc đến Baltimore, Maryland gặp bác sĩ để xin lời khuyên. Người bác sĩ này khuyên bà nên tới gặp Alexander Graham Bell, lúc đó còn đang là một nhà chuyên môn chuyên làm việc với những trẻ em bị điếc tại địa phương. Bell lại giới thiệu Kate đưa con gái của mình tới học tại trường Perkins dành cho người mù, ở Nam Boston, tiểu bang Massachusetts. Tại đây Keller đã được gặp cô gia sư Anne Sullivan vừa mới tốt nghiệp người Ireland, bắt đầu một tình bạn kéo dài suốt 49 năm. Hơn ai hết, Anne hiểu được nỗi khổ sở mà cô học trò của mình phải trải qua. Bằng sự thấu hiểu và tình thương, cô giáo này đã giúp Helen tìm lại ánh sáng từ trong chính tâm hồn mình. Câu chuyện của Helen Keller và Anne Sullivan tới nay vẫn là nguồn cảm hứng về nghị lực sống cho những người khuyết tật.

Người phụ nữ không nghe, không thấy gì trở thành huyền thoại nước Mỹ ảnh 1 "Chúng ta sẽ chẳng thực sự hạnh phúc cho đến khi làm cuộc đời của người khác trở nên tươi sáng hơn” - Helen Keller 

Có một lần, cô giáo Anne tặng cho Keller một con búp bê bằng vải mà cô ôm trên tay. Chờ cho Keller chơi một hồi, Anne cầm lấy bàn tay Keller và viết chữ “búp bê” (doll) lên lòng bàn tay em. Keller rất thích thú với cách thể hiện đó, từ đó về sau Anne thường xuyên tập cho Keller ghép chữ cái theo cách này. Sau 3 tháng, thông qua ngôn ngữ động tác tay và sờ xem cử động môi của Anne, Keller đã học được hơn 400 từ đơn cùng một số đoản ngữ.

Năm Keller lên 8 tuổi, Anne đưa cô học trò nhỏ tới học tại trường Perkins, nơi có các loại sách chữ nổi và các trẻ em bị mù-điếc khác. Chẳng bao lâu, Keller đã bộc lộ rõ tài năng vượt trội về các môn toán, địa lý, sinh học, tập đọc; bà còn học cả bơi, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe. Cô giáo trẻ Anne Sullivan đã mở khóa thành công những khả năng của Helen Keller.

Sau đó Keller vào học trường nữ học tiểu bang Massachusetts, cô giáo Anne luôn luôn ở bên cạnh Keller để viết lại nội dung bài giảng vào lòng bàn tay Keller. Năm 1900, Keller thi đậu vào trường Radcliffe College, học tài liệu chữ nổi dành cho người mù. Cô kiên trì học tới mức khi nào đầu ngón tay rớm máu mới chịu dừng. Đến năm 1904, Keller tốt nghiệp và cái tên Keller được biết đến với tư cách người khiếm thính và khiếm thị đầu tiên có được tấm bằng Cử nhân chuyên ngành Nghệ thuật của trường Đại học Radcliffe.

Hơn 49 năm ở bên Helen Keller, Anne Sullivan không chỉ là người thầy mà còn là người bạn thân đáng tin cậy. Từ cách dạy đánh vần những từ đầu tiên cho đến khi cô bé bắt đầu tập nói, Anne luôn luôn kiên nhẫn, thậm chí còn tìm đến những người có thể giúp đỡ Helen phát triển được khả năng thiên bẩm của mình.

Trong suốt những ngày tháng ở Radcliffe, Helen đã tỏ ra vô cùng tham vọng với mong muốn rèn giũa ngòi bút của mình thật sắc bén. Cuốn sách đầu tay cũng là tự truyện mang tên “The Story of My Life” đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và nằm trên đầu giường của nhiều thế hệ trẻ.

Tuy bị tàn tật nhưng Keller là một người phụ nữ tràn đầy lạc quan, thiết tha yêu sống.

Cô được nhiều người để ý, trong đó có một chàng trai ngỏ lời cầu hôn và được Keller chấp nhận. Thế nhưng vì bị ba mẹ kịch liệt phản đối, Keller đành ngậm ngùi chia tay người yêu và nguyện dành tình yêu đó cho sự nghiệp phúc lợi mang lại niềm vui cho người mù.

Bước chân vào chính trị

Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Keller được vinh dự giữ chức chủ tịch hội người mù tiểu bang Massachusetts, bắt tay vào công việc xã hội cụ thể phục vụ cho cộng đồng người mù. Keller đón tiếp rất nhiều người mù, trả lời nhiều thư từ và đi thuyết giảng lưu động tại 39 nước trên thế giới. Cô không quản ngại vất vả, cống hiến hết sức mình cho chương trình giáo dục và chữa trị cho người mù.

Người phụ nữ không nghe, không thấy gì trở thành huyền thoại nước Mỹ ảnh 2Helen Keller gặp gỡ Tổng thống Mỹ Eisenhower

Gia nhập Hội người mù nước Mỹ từ năm 1921, Helen đã nhiệt tình cống hiến cho đơn vị này 40 năm của cuộc đời. Trong suốt thời gian đó, bà cùng tổ chức đã nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm giúp đỡ những người khiếm thị và khiếm thính tạo việc làm và giúp họ hòa nhập với cuộc sống.

Là một nhà hoạt động xã hội hết sức tích cực, Helen còn tham gia vào Liên đoàn lao động của công dân thế giới (Industrial Workers of the World), ủng hộ quyền bầu cử cho nữ giới và kiểm soát sinh sản.

Năm 1915, Helen và George Kessler thành lập tổ chức Helen Keller International (HKI), chuyên nghiên cứu về thị giác, sức khỏe và dinh dưỡng.

Năm 1920, bà giúp đỡ thành lập Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union - ACLU). Helen có cơ hội gặp gỡ nhiều tổng thống Mỹ như: Grover Cleveland, Benjamin Harrison, William McKinley, Theodore Roosevelt, William Howard Taft, Franklin D. Roosevelt, John F. Kennedy... và cũng là bạn của những nhân vật nổi tiếng như: Alexander Graham Bell, Charlie Chaplin, Mark Twain.

Keller trở thành một biểu tượng của tinh thần tự lực phi thường khi suốt đời sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng vẫn cống hiến hết sức lực nhằm đem niềm vui đến với người tàn tật, cùng hoàn cảnh như mình.

Bà cũng biểu tình chống chiến tranh và đồng sáng lập tổ chức dân quyền ACLU. Các hoạt động này có liên quan đến quan điểm công bằng của Keller.

Hai cuộc Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai gây ra đau thương chết chóc và tàn phế cho hàng trăm triệu người. Keller đã tìm đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh binh, động viên họ kiên cường chống chọi với số phận, làm cho họ hiểu rằng tàn phế không có nghĩa là hết hy vọng trước cuộc sống. Bà từng 3 lần sang thăm nước Nhật sau chiến tranh và được người dân Tokyo tiếp đón nồng nhiệt. Bà kể với mọi người rằng mình chỉ là một người không may mắn, nhưng đã dùng ý chí nghị lực để chống trả lại số phận trớ trêu, hoàn thành sự nghiệp khơi gợi tấm lòng nhân hậu của mọi người, nhằm mang lại tình thương cho người tàn tật.

Huyền thoại thế kỷ XX

Bằng tất cả những nỗ lực phi thường để vượt lên số phận, cống hiến vì cộng đồng, cho tới khi qua đời vào ngày 01/6/1968 ở tuổi 87, Helen Keller còn để lại những dấu ấn mạnh mẽ với vai trò là một nữ văn sĩ tài năng, người đã viết nên 12 cuốn sách - 12 bài ca huy hoàng nhất về sự vươn lên của con người và hơn 475 bài diễn văn về những đề tài như đức tin, sự lạc quan, chiến tranh, giáo dục, phân biệt chủng tộc,…

Ngày 14/9/1964, Tổng thống Lyndon B. Johnson trao tặng bà Huân chương Tự do Tổng thống, một trong hai danh dự dân sự cao nhất của Hoa Kỳ. Một năm sau, bà được ghi tên vào Nhà Danh vọng Hoa Kỳ. Năm 1971, Helen Keller được đưa vào danh sách Những người phụ nữ được tôn vinh của Alabama.

Năm 1999, Helen Keller xuất hiện trong danh sách Những người được tôn vinh nhất trong thế kỷ 20 của Gallup. Có những con phố được đặt theo tên bà tại Tây Ban Nha, Israel, Bồ Đào Nha và Pháp.

Bà được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu trong thế kỷ XX.

Cuộc đời của Helen Keller còn là nguồn cảm hứng của những nhà làm phim. Năm 1953, một bộ phim tài liệu có tên The Unconquored (Người không bị khuất phục) nói về cuộc đời Helen Keller được trao giải Oscar dành cho phim tài liệu hay nhất. Năm 1962, vở kịch nói về thành công đầu tiên của Anne Sullivan trong việc giao tiếp với Helen khi còn bé được dựng thành phim và hai diễn viên vào vai Helen và Anne đã nhận được hai giải Oscar diễn viên xuất sắc nhất.

Helen Keller nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Temple, Đại học Harvard, và của nhiều trường Đại học khác như: Glasgow, Berlin, Delhi, Johannesburg. Nhà Danh vọng Hoa Kỳ trân trọng dành riêng một gian phòng để trưng bày bộ sưu tập về thư từ, kỷ vật của bà cùng những huân, huy chương mà bà từng được trao tặng, trong đó có Huân chương Chữ thập của Chính phủ Brazil, Huân chương Tận hiến của Chính phủ Nhật Bản, giải thưởng dành cho cá nhân có những hoạt động nhân đạo xuất sắc của tổ chức Lions.

Không chỉ là tấm gương cho của nghị lực sống, Helen Keller còn khát khao được giúp đỡ những người xung quanh, những nạn nhân của chiến tranh, đói nghèo và bệnh tật… Thiếu đôi mắt, đôi tai nhưng bà đã nhìn đời bằng cả con tim, khối óc mình.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.