Nguy cơ một nửa số sông băng trên thế giới biến mất vào năm 2100

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Science số ra ngày 5/1, một nửa số sông băng trên Trái Đất, đặc biệt là những sông băng nhỏ hơn, sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này do biến đổi khí hậu, song những nỗ lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu có thể cứu những con sông băng khác.
Nguy cơ một nửa số sông băng trên thế giới biến mất vào năm 2100

Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp cái nhìn toàn diện nhất cho đến nay về tương lai của 215.000 sông băng trên thế giới.

Các tác giả nghiên cứu đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm Trái đất nóng lên, nhằm hạn chế những hậu quả do sông băng tan, như mực nước biển dâng, cạn kiệt nguồn nước. Để giúp định hướng các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của 4 kịch bản đối với sông băng, trong đó dựa trên sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu là 1,5 độ C, 2 độ C, 3 độ C và 4 độ C.

Ngay cả khi mức tăng nhiệt của Trái đất bị giới hạn ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - mục tiêu tham vọng nhất đề ra trong Thỏa thuận Paris 2015 về biến đổi khí hậu, các nhà nghiên cứu ước tính rằng 49% sông băng trên thế giới sẽ biến mất vào năm 2100, chiếm khoảng 26% khối lượng sông băng trên thế giới.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện được ước tính sẽ tăng thêm 2,7 độ C, dẫn đến sự biến mất gần như hoàn toàn của các sông băng ở Trung Âu, miền Tây Canada, Mỹ và New Zealand.

Theo bà Regine Hock của Đại học Osla và Đại học Alaska Fairnk, đồng tác giả của nghiên cứu, những khu vực có tương đối ít băng như dãy núi Alps ở châu Âu, Caucasus, Andes hay miền Tây nước Mỹ, mất hầu hết toàn bộ băng vào cuối thế kỷ này, bất kể kịch bản phát thải nào. Trong kịch bản xấu nhất là nhiệt độ toàn cầu tăng 4 độ C, các sông băng khổng lồ như ở Alaska sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn và 83% sông băng sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.

Bà Hock nêu rõ: "Các sông băng mà chúng tôi đang nghiên cứu chỉ chiếm 1% tổng số băng trên Trái Đất và ít hơn nhiều so với dải băng Greenland và dải băng Nam Cực. Tuy nhiên, các sông băng này tan chảy đã góp phần làm mực nước biển dâng gần bằng với lượng băng ở Greenland và Nam Cực cộng lại trong ba thập kỷ qua".

Nhiệt độ của Trái Đất tăng 1,5 độ C sẽ gây ra mực nước biển trung bình tăng 9 cm trong khi nhiệt độ tăng 4,0 độ C sẽ khiến mực nước biển dâng cao 15 cm. Theo bà Hock, mực nước biển dâng phần lớn có liên quan tới sự gia tăng số lượng các cơn bão, nguyên nhân có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn.

Sự biến mất của các sông băng cũng sẽ tác động đến tài nguyên nước vì sông băng là nguồn cung cấp nước ngọt cho khoảng 2 tỷ người trên Trái Đất. Bà Hock nói: “Các sông băng bù đắp lượng nước mất đi vào mùa Hè khi thời tiết nóng nực và ít mưa".

Bà Hock nhấn mạnh các nước cần nỗ lực hơn nữa để hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhằm giảm tổn thất hàng loạt do biến đổi khí hậu.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?