Nhà thờ đá Lalibela - kiến trúc độc đáo của Ethiopia

(Ngày Nay) - Thành phố Lalibela nổi tiếng với 11 nhà thờ đá được xây dựng theo theo hai lối kiến trúc là xây dựng từ đá nguyên khối và gỗ làm thân trụ giữa theo lối Axumite và theo lối kiến trúc nhà thờ xây sâu với hai dãy cột thường thấy thời La Mã. 

Những ngôi nhà thờ này phản ánh truyền thống kiến trúc nổi bật Axumite và Kitô giáo Địa Trung Hải thời xưa. Chúng mang lại một sự sáng tạo mới của nghệ thuật tôn giáo trên đất Ethiopia từ thế kỷ 16. Người châu Âu đầu tiên phát hiện những nhà thờ này là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Pero da Civilha (1460-1562). Tuy nhiên, một trong những người phát hiện thị trấn Lalibela lại là linh mục Bồ Đào Nha Francisco Alvares (1465-1540), người đã tháp tùng đại sứ Bồ Đào Nha trong chuyến viếng thăm Lebna Dengel vào những năm 1520.
Những ngôi nhà thờ này phản ánh truyền thống kiến trúc nổi bật Axumite và Kitô giáo Địa Trung Hải thời xưa. Chúng mang lại một sự sáng tạo mới của nghệ thuật tôn giáo trên đất Ethiopia từ thế kỷ 16. Người châu Âu đầu tiên phát hiện những nhà thờ này là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Pero da Civilha (1460-1562). Tuy nhiên, một trong những người phát hiện thị trấn Lalibela lại là linh mục Bồ Đào Nha Francisco Alvares (1465-1540), người đã tháp tùng đại sứ Bồ Đào Nha trong chuyến viếng thăm Lebna Dengel vào những năm 1520.
Nhà thờ đá Lalibela - kiến trúc độc đáo của Ethiopia

Những ngôi nhà thờ đá đã phản ánh truyền thống kiến trúc nổi bật Axumite và Kitô giáo Địa Trung Hải thời xưa. Chúng mang lại một sự sáng tạo mới của nghệ thuật tôn giáo trên đất Ethiopia từ thế kỷ 16. Người châu Âu đầu tiên phát hiện những nhà thờ này là nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Pero da Civilha (1460-1562). Tuy nhiên, một trong những người phát hiện thị trấn Lalibela lại là linh mục Bồ Đào Nha Francisco Alvares (1465-1540), người đã tháp tùng đại sứ Bồ Đào Nha trong chuyến viếng thăm Lebna Dengel vào những năm 1520.

Nhà thờ đá Lalibela - kiến trúc độc đáo của Ethiopia ảnh 1 

Thành phố Lalibela nằm ở độ cao gần 2.600m so với mặt nước biển trên vùng cao nguyên Ethiopia. Xung quanh thị trấn là những vùng núi đá khô cằn. Tại đây, vào thế kỷ 13, những tín đồ sùng đạo Thiên Chúa bắt đầu đục đẽo những khối đá núi lửa màu đỏ để “xây” lên 13 nhà thờ. Bốn trong số những nhà thờ đó được hoàn thiện đứng độc lập với khối đá và chỉ có phần nền móng là còn gắn liền với khối đá mẹ này. Chín nhà thờ còn lại vẫn gắn liền với đá và chỉ có bề mặt được “giải phóng” khỏi khối đá. Ngày nay, ở đây chỉ còn lại 11 nhà thờ được chia thành 3 nhóm.  Nhóm cực Bắc có nhà thờ Bete Medhane Alem bằng đá, lớn nhất thế giới hiện nay, có lẽ là bản sao từ nhà thờ Thánh Ary ở Aksum, một vùng khác ở Ethiopia. Nhóm cực Tây có nhà thờ Bete Giyorgis được bảo tồn hầu như nguyên vẹn nhất. Nhóm cực Đông bao gồm 4 nhà thờ dành riêng cho Hoàng gia. Tất cả 11 nhà thờ này được nối thông với nhau qua mê cung được tạo nên từ đường thông nham thạch.

Nhà thờ đá Lalibela - kiến trúc độc đáo của Ethiopia ảnh 2 

Các nhà thờ được đào sâu từ 7 đến 12m trong núi nên ban đầu công việc thi công vô cùng khó khăn. Đầu tiên, những người tham gia thực hiện công trình phải tìm những phiến đá nham thạch lớn, không có vết nứt, loại bỏ đất đá mềm trên bề mặt rồi tách rời khỏi núi. Sau đó, từ những phiến đá lớn này, người ta mới đục đẽo nên tường, trần, cửa, cột trụ... 

Để đào và tạo hình cho các nhà thờ, những người thợ Ethiopia xưa kia dùng các công cụ giản đơn gồm cuốc, đòn bẩy, rìu nhỏ và đục để đào những rãnh rất sâu để tách rời toàn bộ cấu trúc nhà thờ ra khỏi núi đá. Công việc chạm khắc được bắt đầu từ đỉnh gồm vòm, mái, trần, vòm cửa và các cửa sổ phía trên và xuống tới phần nền gồm sàn và cửa lớn ra vào. Không gian bên trong nhà thờ rộng lớn gồm các cột đá đặc đỡ trần. Nhà thờ cao lớn và ấn tượng nhất có kích thước dài 33,5m, rộng 23,5m, cao 10,6m và có mái chạm khắc được đỡ bởi 34 chiếc cột vuông. Đây là tòa nhà thờ duy nhất ở Ethiopia có năm gian dọc như kiểu ngôi nhà thờ cũ. Một số nhà thờ có cửa sổ hình thập tự la tinh và cổ Hy Lạp, hình chữ vạn và chữ thập cuộn vòng tròn. Cột đá chính giữa trong nhà thờ được bao bọc bằng vải. Những nhà thờ này kết nối với nhau bằng những con đường hầm như mê cung, tuy nhiên chúng bị phân cách bởi một con sông nhỏ mà người Ethiopia đặt tên là Jordan. Nhà thờ ngự bên bờ này của sông Jordan đại diện cho Jerusalem “trần thế”, còn ở bên bờ bên kia là nhà thờ của Jerusalem “thiên đàng” - thành phố có những lốì đi gắn vàng và trang sức quý hiếm được mô tả trong Kinh Thánh.

Nhà thờ đá Lalibela - kiến trúc độc đáo của Ethiopia ảnh 3

Năm 1978, Những nhà thờ tạc đá này đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Vua Lalibela (trị vì từ năm 1187 đến năm 1221) được cho là người đã sáng lập ra kiểu cấu trúc khác lạ nhằm mục đích tạo ra một thánh địa mang biểu tượng linh thiêng. Tương truyền đức vua Lalibela được sinh ra ở Roha và tên của ông có nghĩa là “con ong thiết lập chủ quyền của mình”. Ông được Đức chúa trời ra lệnh xây dựng 10 nhà thờ bằng đá nguyên khối, đồng thời còn đưa cho đức vua bản hướng dẫn xây dựng chi tiết những nhà thờ đó, thậm chí nêu cả màu sắc của nhà thờ. Khi người anh trai Harbay của ông thoái vị, cũng là lúc vua Lalibela thực hiện mệnh lệnh cao cả của Đức chúa trời. Công tác xây dựng bắt đầu với tốc độ hoàn thành nhanh chóng đến bất ngờ nhờ có sự góp sức của các thiên thần xây dựng khi đêm xuống với khối lượng công việc gấp đôi số lượng mà công nhân đã làm vào ban ngày.

TIN LIÊN QUAN
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.