Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã

(Ngày Nay) -Đường biên giới duy nhất được UNESCO công nhận là di sản thế giới là đường biên giới La Mã cổ xưa. 
Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã

Đường biên giới La Mã là sự kết hợp của các đường biên giới tự nhiên (sông Ranh và sông Đa Nuýp) với các tường đá và công sự do Đế chế La Mã xây dựng. Năm 1987 UNESCO đã công nhận đường biên giới La Mã, bao gồm 193 cụm di tích còn sót lại của đường biên giới nằm tại CHLB Đức và Vương quốc Anh là  Di sản Văn hóa Thế giới.

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 1 

“Vạn Lý Trường Thành” của đế chế La Mã  được xây dựng cách đây 2.000 năm với chiều dài lên đến 5.000km, chạy từ bờ biển Đại Tây Dương ở phía Bắc nước Anh qua châu Âu, tới tận Biển Đen. Đường biên giới La Mã được xây dựng bằng đá cao khoảng 4,5m và rộng 3m. Theo các nhà khảo cổ, lúc đầu đường biên giới La Mã được xây từng đoạn cách quãng, mỗi quãng dài khoảng 1.500m, tạo thành các thành lũy. Giữa hai thành lũy, người ta xây dựng các lầu tháp canh cách đều nhau làm nơi đóng quân của lính canh phòng. Sự đồ sộ của công trình này phản ánh sự hưng thịnh của La Mã trong hơn 1.000 năm.

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 2 

Đến nay các nhà khảo cổ học và các nhà sử học vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân ra đời của đường biên giới La Mã này. Nhưng có một thuyết giải thích về sự ra đời của đường biên giới La Mã hết sức giản đơn và có tính thuyết phục, đó là: xưa kia đường biên giới này đã được xây dựng để ngăn cách người La Mã với người ngoại bang. Để hoàn thành đường biên giới này, các nhà xây dựng phải bắc cầu qua sông, và vượt qua vùng đất hoang dã. Nhờ có sự giúp sức của rất nhiều các công trình sư, kiến trúc sư, thợ đá có tay nghề cao và lực lượng quân đội lớn mạnh, công trình biên giới đồ sộ này đã được hoàn thành. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, công trình đã phải mấy lần thay đổi thiết kế như việc thay đổi chiều rộng của bức tường, hay một số đoạn biên giới theo thiết kế ban đầu chỉ cần đắp bùn, đất, nhưng sau đó quyết định xây bằng đá. Ngoài thành lũy, đồn trại, đường biên giới còn có các công trình xây dựng khác như đường đi, căn cứ cấp dưỡng, hậu cần, công sự...

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 3 

Sau khi đế chế La Mã suy tàn, các bức tường biên giới nhanh chóng bị hư hại bởi tự nhiên, bắt đầu từ các đoạn tường thành được làm bằng hàng rào gỗ. Sau đó, thời trung cổ, đá ở các tường thành bị lấy để xây dựng lâu đài, nhà ở, nông trại và cùng với đó là hoạt động khai thác than trong khu vực, các khu dân cư mở rộng khiến nó bị hư hại nghiêm trọng. Những gì còn sót lại của công trình vĩ đại này là các bức tường biên giới, mương nước, pháo đài, tháp canh và một số khu dân cư.

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 4 

Hiện nay, phần đường biên giới còn lại ở Đức có chiều dài 550km, chạy từ phía Tây Bắc Đức đến tận sông ĐaNuýp ở phía Đông Nam Đức. Phần đường biên giới ở Anh dài 118km bao gồm tường thành Antonine ở Xcốt-len được xây dựng dưới thời hoàng đế Antonious Pius năm 142 trước CN tại phía Bắc vùng lãnh thổ của La Mã trên đảo Anh (Britannia) và tường thành Hadrian được xây dựng vào năm 122 trước CN dưới thời hoàng đế Hadrian. Đây là một ví dụ nổi bật về khu vực quân sự, công sự phòng thủ, chiến lược địa chính của đế quốc La Mã thời cổ đại.

Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã ảnh 5 
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.