Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Những đứa trẻ đồng bào Kháng bên chân cầu Pá Uôn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tôi rời Yên Châu từ 6 giờ sáng để kịp có mặt ở Quỳnh Nhai lúc 9 giờ. Tiếp đó, tôi dừng chân ghé vào ngôi nhà cụ bà Lò thị Pháu - đồng bào dân tộc Kháng.
Cây hoa gạo bên cầu Pá Uôn năm nay nở sớm khi đúng ra nó sẽ nở rộ sắc đỏ vào tháng 3. Cả buổi chiều tôi và đám trẻ người Kháng được dịp thoả thích nhặt từng bông gạo rực đỏ rơi đầy bên chân cầu.
Cây hoa gạo bên cầu Pá Uôn năm nay nở sớm khi đúng ra nó sẽ nở rộ sắc đỏ vào tháng 3. Cả buổi chiều tôi và đám trẻ người Kháng được dịp thoả thích nhặt từng bông gạo rực đỏ rơi đầy bên chân cầu.

Tại tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Kháng còn có các tên gọi khác là Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đôn, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm, cư trú chủ yếu ở các huyện Mường La, Thuận Châu và Quỳnh Nhai. Riêng ở huyện Quỳnh Nhai, cộng đồng dân tộc Kháng có gần 4.000 người, chiếm khoảng 10% dân số.

Cộng đồng dân tộc Kháng thường sống thành bản dọc các dòng sông, khe suối, thung lũng hoặc các sườn đồi tại khu vực xã Chiềng Ơn, Mường Giàng, Chiềng Khay, Cà Nàng, Mường Giôn. Hiện nay tổng dân số đồng bào Kháng có khoảng 4.000 người, sinh sống chủ yếu ở Sơn La và Lai Châu.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Những đứa trẻ đồng bào Kháng bên chân cầu Pá Uôn ảnh 1

Bà Lò thị Pháu - người dân tộc Kháng. "Pháu" (viết đúng theo tiếng Kháng là Pháư) có nghĩa là ước mơ. Khi sắp sinh con, mẹ của bà mong muốn sẽ sinh được một bé gái. Vì thế khi bà ra đời, mẹ bà đã toại nguyện ước mơ nên đặt tên cô con gái xinh đẹp của mình mang ý nghĩa ước mơ.

Ngôi nhà sàn nhỏ của bà Pháu nằm ngay gần chân cầu Pá Uôn - cây cầu bắc qua hồ sông Đà, là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam. Cầu Pá Uôn là một cây cầu trên quốc lộ 279 bắc qua hồ sông Đà, thuộc địa phận xã Chiềng Ơn (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), cách thành phố Sơn La khoảng 70 km. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc khác như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai.

Tôi líu ríu bên bà để hỏi đủ thứ chuyện về một đồng bào mà lần đầu tiên tôi nghe đến cũng như tận mắt nhìn thấy. Trong câu chuyện của chúng tôi, bà Pháu luôn nói về mong muốn thế hệ con, cháu sẽ tiếp tục giữ gìn và bảo tồn văn hoá của đồng bào Kháng đang ngày càng bị mai một.

Những xúc cảm ấy cũng ùa về trong tôi khi xã hội ngày nay quá nhiều "luồng" văn hóa du nhập, đời sống con người hiện đại hơn nhưng cũng đang dần phai nhạt nếp văn hoá dân tộc lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Những đứa trẻ đồng bào Kháng bên chân cầu Pá Uôn ảnh 2

Uyên năm nay 10 tuổi, là cháu ngoại của bà Pháu. Uyên xinh xắn và có những nét đẹp rất duyên dáng. Bà Pháu khoe Uyên vẫn nói được tiếng dân tộc Kháng của mình. Khi tôi hỏi về trang phục cho các bạn nhỏ, bà Pháu đã rất vui khoe những bộ đồ tự tay bà làm cho cháu gái. Uyên mặc bộ đồ trang phục của đồng bào Kháng trông lớn hơn tuổi và ra dáng thiếu nữ. Nhìn Uyên bước trên bậc thang nhà sàn tôi thấy lấp lánh những hy vọng về một sự tiếp nối của những đứa trẻ ngày hôm nay.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Những đứa trẻ đồng bào Kháng bên chân cầu Pá Uôn ảnh 3

Bà Pháu luôn tự tay may vá, đính từng tiết nhỏ trong trang phục Kháng như muốn gửi cả tình yêu của mình trong đó.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Những đứa trẻ đồng bào Kháng bên chân cầu Pá Uôn ảnh 4

Trang phục đồng bào Kháng cũng có phần giống đồng bào Thái với váy, với khăn piêu, với áo cóm. Nhưng được phân biệt bởi các chi tiết đính bạc phía sau lưng, yếm màu sắc phía trước

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Những đứa trẻ đồng bào Kháng bên chân cầu Pá Uôn ảnh 5

Bên bếp củi nấu cơm chiều, tôi được nghe Uyên tâm sự về ước mơ trở thành cô giáo nơi quê hương Quỳnh Nhai. Ước mơ của cô bé người Kháng giản đơn như rất nhiều người Bà, người Mẹ, người Chị nơi mảnh đất có dòng Đà Giang uốn quanh êm đềm.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Những đứa trẻ đồng bào Kháng bên chân cầu Pá Uôn ảnh 6

Các món ăn độc đáo như món mọ ( làm từ bột gạo trộn với hoa chuối, đu đủ gia vị hấp chín ), canh bon ( làm từ bì trâu, rau khoai, gia vị...) vẫn được bà Pháu dạy lại cho các cháu nội ngoại của mình.

Nhật ký 99 ngày xuyên Việt: Những đứa trẻ đồng bào Kháng bên chân cầu Pá Uôn ảnh 7

Tôi yêu khoảnh khắc này vô cùng khi đám trẻ theo chân tôi về khách sạn tôi nghỉ bên kia cầu. Chúng tò mò, thích thú vì lần đầu được vào chỗ "xịn" như thế. Tôi ngắm nhìn bọn trẻ mà mong tôi sẽ có điều kiện sớm nhất đón chúng đi Hà Nội để được ở lại nhà tôi như chúng muốn.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?