Mặt Trăng đi qua và che lấp toàn bộ Mặt Trời tại thủ đô Buenos Aires, Argentina hôm 2/7. Nhật thực diễn ra khi Mặt Trăng đi qua khoảng không gian giữa Trái Đất và Mặt Trời, chắn một phần hoặc hoàn toàn ánh sáng. Trong sự kiện năm nay, nhật thực toàn phần diễn ra trong khoảng 2 phút. Ảnh: AP. |
Mặt Trăng gần như che lấp hoàn toàn Mặt Trời tại La Higuera, Chile. Phía bắc Chile là nơi có bầu trời trong xanh, rất thích hợp để theo dõi nhật thực. Rất nhiều điều xảy ra khi nhật thực toàn phần xuất hiện, nhiệt độ giảm xuống, những ngôi sao và hành tinh xuất hiện rõ nét trên bầu trời. Động vật cũng có phản ứng khác thường. Ảnh: AP. |
Bầu trời tối sầm lại khi nhật thực diễn ra ở đài quan sát La Silla ở Chile. Các nhà khao học dự báo lần nhật thực toàn phần tiếp theo cũng sẽ diễn ra ở Nam Mỹ, vào ngày 14/12/2020. Trong khi đó, người dân Bắc Mỹ sẽ phải đợi đến ngày 8/4/2024 để chứng kiến nhật thực toàn phần tiếp theo. Ảnh: Twitter/@Cosmic_Carol. |
Nhiều người tỏ ra phấn khích khi được chứng kiến tận mắt hiện tượng thiên văn kỳ thú này ở La Higuera, Chile. Đây là nơi đầu tiên nhật thực toàn phần xuất hiện sau khi đi qua khu vực Nam Thái Bình Dương. Ảnh: AP. |
Những người không thể có mặt tại những địa điểm nơi nhật thực đi qua hôm 2/7 có thể theo dõi sự kiện thiên văn này qua kênh NASA TV miễn phí. Ảnh: Reuters. |
Mỗi khi nhật thực toàn phần xuất hiện, ánh sáng của Mặt Trời tạo ra một "vương miện" xung quanh có thể theo dõi thấy bằng mắt thường. "Vương miện" này chính là khí quyển bên ngoài của Mặt Trời, kéo dài hàng triệu dặm trong không gian. Ảnh: AFP. |
Theo NASA, cứ khoảng một năm rưỡi một lần, nhật thực toàn phần sẽ xảy ra ở một địa điểm trên Trái Đất, trong khi nhật thực một phần sẽ diễn ra hai lần mỗi năm. Ảnh: Reuters. |
Người xem thử nghiệm kính theo dõi trước khi nguyệt thực diễn ra tại đài quan sát La Silla ở Coquimbo, Chile. Để đảm bảo an toàn, NASA khuyến cáo người xem nguyệt thực nên đeo kính mắt bảo vệ vì ngay khi Mặt Trăng đi khỏi, những tia cực tím từ Mặt Trời có thể phá hủy mắt. Ảnh: Reuters. |
Bóng của Mặt Trăng hoàn toàn có thể nhìn thấy được qua ảnh vệ tinh chụp lại bề mặt Trái Đất từ vũ trụ. Khu vực màu tối ở phía Nam Thái Bình Dương, ngay dưới bão Barbara, là nơi nhật thực toàn phần diễn ra. Ảnh: NASA. |