Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng trăm vệ tinh hết hạn sử dụng rơi xuyên qua khí quyển Trái Đất mỗi năm, và con số này đang tăng chóng mặt.
Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Cuộc đua không gian đang diễn ra khốc liệt với sự xuất hiện ồ ạt của các "chòm sao" vệ tinh nhằm cung cấp internet băng thông rộng toàn cầu. Tuy nhiên, điều này đang để lại hậu quả đáng lo ngại cho môi trường.

Theo thống kê, hiện có khoảng 10.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, trong đó 2/3 thuộc về Starlink của SpaceX. Dự kiến đến thập kỷ 2030, con số này có thể lên tới 100.000 vệ tinh.

Vấn đề nằm ở chỗ các vệ tinh này được thiết kế "dùng một lần" - sau vài năm hoạt động sẽ bị đưa xuống quỹ đạo thấp và cháy rụi trong khí quyển. Mỗi vệ tinh khi phân hủy đều thải ra các kim loại vào bầu khí quyển.

Chuyên gia Daniel Murphy thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học Hóa học NOAA cho biết: "Số lượng phóng vệ tinh đang tăng chóng mặt. Hai năm gần đây có khoảng 500 vụ rơi/năm và con số này có thể tăng lên 10.000 trong tương lai gần - tương đương một vụ rơi mỗi giờ".

Các nghiên cứu mới đây đã phát hiện dấu vết của hơn 20 nguyên tố kim loại khác nhau trong tầng bình lưu, bao gồm niobi và hafni - những kim loại được tinh chế từ quặng để làm hợp kim chịu nhiệt. Lượng kim loại như nhôm, đồng cũng vượt xa mức tự nhiên.

Đáng lo ngại hơn, các mảnh vỡ vệ tinh có thể tác động tiêu cực đến tầng ozon. Oxit nhôm - sản phẩm từ quá trình cháy của vệ tinh - được biết đến như chất xúc tác làm suy giảm tầng ozone.

Các nhà khoa học đang gấp rút nghiên cứu để đánh giá đầy đủ tác động của "rác vệ tinh" này. Chuyên gia José Ferreira, Đại học Nam California đề xuất cần đưa yếu tố môi trường vào giai đoạn thiết kế các sứ mệnh không gian.

"Chúng ta cần tìm hiểu rõ những tác động này trước khi tiếp tục phóng thêm vệ tinh," ông Murphy nhấn mạnh.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.