Lão Tử là ai?
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc.
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Lão Tử được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo.
Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng. Lão (老) có nghĩa "đáng tôn kính" hay "già". Tử (子) dịch theo nghĩa đen là "chú bé", nhưng nó cũng là một thuật ngữ chỉ một đẳng cấp quý tộc tương đương với Tử tước, cũng như là một thuật ngữ tỏ ý tôn kính được gắn với những cái tên của những bậc thầy đáng kính trọng. Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "Bậc thầy cao tuổi".
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc |
Sinh thời, Lão Tử có nhiều câu nói khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.
Cùng suy ngẫm những câu nói ‘sấm truyền’ của Lão Tử:
1. Lo thắng người thì loạn; Lo thắng mình thì bình.
2. Tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh. Thắng được mình là kiên cường.
3. Biết người là trí, biết mình là sáng.
4. Hễ còn có lòng ham muốn thì chỉ biết trước được cái hẹp hòi biểu hiện ra bên ngoài chứ không biết được cái vi diện sâu ở bên trong.
5. Lời thành thật thì không đẹp; Lời đẹp thì không thành thật.
"Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc" |
6. Tấm gương sáng, bụi bặm chẳng làm dơ được. Tinh thần trong, lòng hàm muốn chẳng dính vô được.
7. Biết đủ là đủ, tức là đủ. Biết nhàn là nhàn tức là nhàn.
8. Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ, đau khổ giấu mình trong hạnh phúc.
9. Ai vâng lời liều, hứa liều, tất nhiên khó lòng đúng hẹn.
Cùng nghiền ngẫm 3 bài học trong câu chuyện giữa Lão Tử và Thường Thu:
Lão Tử nói với Thường Thu rằng: đi qua quê nhà phải xuống xe, để răn mình không được quên cha mẹ người thân. Không được quên những ngày khốn khó trước đây! Điều này rất nhiều ngườ trong xã hội đã không làm được! Họ lúc nào cũng nghĩ: mình tài giỏi như thế này, giàu có như thế này, sang trọng như thế này tại sao phải nhớ đến những ngày còn ở quê nghèo! Họ đánh mất đi gốc gác của mình! Buông ánh mắt khinh rẻ, coi thường những người xuất thân từ nông thôn lên thành phố lập nghiệp! Họ quên rằng, mình cũng từ đó mà thành công như bay giờ! Đáng lẽ ra phải nâng đỡ những người con của quê nghèo lại cố gắng cắt đứt liên lạc để không ai phát hiện ra mình từ “ quê” lên! Thật xấu hổ vì họ quên mất đạo lý: Uống nước nhớ nguồn!
Xem thêm:
1. Hành trình giành học bổng tiến sĩ 79.000 USD tại Harvard của nam sinh Việt