“Hắn ở sau lưng tôi, có phải không?”
Đừng nói xấu ai đó qua rõ ràng, có thể hắn đang ở sau lưng bạn đấy! |
Câu thoại này thường được sử dụng bởi một nhân vật đang kể xấu về một ai đó (hay một con quái vật nào đó), mà không biết rằng kẻ đó đang đứng ngay sau lưng anh ta, cho đến khi sự im lặng hoặc hoảng hốt của người bạn đối diện báo nguy anh ta rằng nguy hiểm đang ở ngay sau lưng.
Tình tiết này được sử dụng thậm chí đến ba lần trong bộ phim Jack The Giant Slayer (2013), cũng như vô số những bộ phim khác của Hollywood.
“Quái vật” ngoan ngoãn chui vào lồng
Khi một kẻ chủ mưu đáng sợ tự cho tay vào tròng, hãy dè chừng! |
Trong The Avengers (2012) , nhân vật phản diện Loki đã tự nguyện để Biệt đội siêu anh hùng trói lại và nhốt vào một nhà tù bằng kính. Điều tương tự tiếp tục được tái hiện với nhân vật Silva trong Skyfall (2012), và sau đó là John Harrison trong Star Trek: Into Darkness (2013).
Điều kỳ lạ ở đây là các anh hùng không hề mảy may nghi ngờ hành động vốn dĩ vô cùng khả nghi này. Thế rồi ngay cả khi ở trong lồng, kẻ xấu vẫn có thể tự tung tự tác, khiến cho những nhân vật anh hùng bao phen vất vả.
Các nhân vật hành động theo lời tường thuật của phim
Prison Break là series thường xuyên sử dụng motif này. |
Khán giả thường thấy điều này khi nhân vật lên kế hoạch cho một vụ cướp và các thành viên khác thì lắng nghe, hoặc khi hung thủ đang kể lại quá trình gây án. Lúc này, các nhân vật trong đoạn chuyển cảnh tiếp theo sẽ thực hiện đúng như những gì mà lời tường thuật mô tả.
Chi tiết này thực ra khá cần thiết, vì nó giúp người xem dễ hình dung về những tình tiết sắp hoặc đã xảy ra bằng hình ảnh cụ thể. Tuy nhiên, phong cách này đã được dùng đi dùng lại quá nhiều lần, chủ yếu là trong những bộ phim trinh thám hoặc hành động, chẳng hạn như loạt ba phim Ocean’s Trilogy (2001 – 2004 -2007), series phim Vượt Ngục (Prison Break),…
Con người mới chỉ sử dụng 10% công năng não bộ
Lucy cùng nhiều phim khác đầy rẫy kiến thức khoa học sai lệch. |
Kiến thức sai lệch này được rất nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng của Hollywood sử dụng, đến mức nhiều khán giả tin rằng nó là khoa học thường thức. Một nhà khoa học sẽ bắt đầu bài diễn thuyết bằng thông tin trên, trước khi giới thiệu với các nhà đầu tư về một loại huyết thanh có thể biến người thành siêu nhân thông qua việc giải phóng 100% sức mạnh của não bộ.
Thực tế đã chứng minh “phần trăm” công năng của não bộ chỉ là một khái niệm mang tính tương đối, bởi tùy hoạt động khác nhau mà não chúng ta sẽ phải vận sức nhiều hay ít hơn, và 10% là con số quá thấp! Bộ phim Limitless với sự tham gia của tài tử Bradley Cooper ra mắt vào năm 2011, và sắp tới là Lucy của Scarlett Johannson đều bám theo lý thuyết sai lầm này. Điều đáng mừng là Limitless nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ giới phê bình, và hy vọng Lucy cũng vậy.
Tất cả là tại “Định mệnh”!
Luke Skywalker trong Star Wars trở thành “người được chọn” cũng là do "định mệnh". |
Bạn là người được chọn để thực hiện một sứ mệnh hiểm nguy chứ không phải ai khác, nhân vật được đề cập sẽ tiêu diệt tên bạo chúa được khắc trên một hòn đá tiên tri cũng là bạn. Khi chúng ta hỏi người dẫn đường bí ẩn lý do tại sao mình được chọn, thì câu trả là của ông/cô ta thường khá… lạc quẻ: “Chính định mệnh đã chọn cậu!”
Có thật là định mệnh hay đó đơn thuần là sự lười biếng trong khâu biên kịch khi người viết kịch bản không thể nghĩ ra một lý do nào đó hay ho hoặc thiết thực hơn hay không?
"Tôi hứa sẽ giải thích sau. Còn giờ thì cứ tin ở tôi!”
Lý do nào khiến bạn có thể tin một kẻ lạ mặt, dẫu hắn đã nài nỉ bạn tin mình? |
Khi cậu bạn thân của bạn mang về một bọc tiền dính đầy máu, hoặc tệ hơn là một gã hoàn toàn lạ mặt bỗng xông thẳng vào nhà bạn và nói với bạn câu này, hiển nhiên bạn không thể tin tưởng vào cái sự mờ ám rõ rành rành như thế. Các nhân vật trong phim thì ngược lại, họ xem đó như một câu thần chú mệnh lệnh, và sẵn lòng giúp đỡ kẻ vừa nói ra câu ấy một cách rất nhiệt tình.
Bom nổ chậm có đồng hồ theo dõi giờ, còn dây ngắt mạch thì tô màu đặc biệt
Bom hẹn giờ trong phim có thiết kế không thể dễ phá hơn! |
Bạn có thắc mắc nếu một kẻ khủng bố thực sự muốn nổ bom một chiếc máy bay hay tòa nhà cao tầng, tại sao hắn lại cần phải lắp đồng hồ hiển thị giờ vào quả bom, ích lợi gì cho hắn, hay là đơn thuần để nhân vật chính dễ phá bom hơn? Còn nữa, tại sao những dây nguồn trong quả bom lại được sơn màu xanh-đỏ, càng giúp nhân vật chính phán đoán xem nên cắt dây nào?
Ấy thế mà chi tiết vô lý này lại được sử dụng hết lần này đến lần khác trong nhiều phim hành động chống khủng bố của Hollywood, điển hình gần đây nhất là Non-Stop với sự tham gia của Liam Neeson.
Người tốt luôn với được khẩu súng trước kẻ xấu
Kẻ xấu cố gắng tranh giành vũ khí với người tốt, dẫu phần thắng đang thuộc về hắn. |
Trận chiến giữa kẻ xấu và người tốt thường được đẩy đến cao trào khi cả hai nhân vật này đang cố gắng tranh nhau một vũ khí gì đó, phần lớn trường hợp là một khẩu súng để kết liễu người kia.
Dẫu thường chiếm ưu thế về sức mạnh, kẻ xấu không nhanh chóng “hạ thủ” người hùng bằng cách đấm vào đầu, lên gối, siết cổ; hoặc đơn giản là đá vũ khí ấy ra thật xa thay vì cố với lấy nó, vô tình lại tạo điều kiện cho người hùng chộp được trước và dùng nó hạ thủ luôn mình.
Những màn độc thoại của nhân vật phản diện
Nữ hoàng Ravenna trong Snow White and the Huntsman (2012) là một trong những phản diện có màn độc thoại dài hơi nhất, trong khi mụ ta cần phải giết gấp Bạch Tuyết nếu không muốn bị lão hóa. |
Thay vì xử lý ngay đối thủ khi có cơ hội, kẻ ác thường dành từ… 5 đến 10 phút để giải thích tỉ mỉ về kế hoạch thống trị thế giới của hắn, hoặc tâm sự về lý do tại sao hắn đi theo con đường tà đạo. Thời gian này đủ để anh hùng tự phá xích thoát ra, hoặc viện binh đến cứu nguy kịp thời. Trường hợp tệ hơn, anh hùng đã thủ sẵn một máy thu âm trong túi quần, và mọi mưu đồ bất chính của kẻ ác đều bị đưa ra ngoài ánh sáng.
Những lời chỉ dẫn đầy đánh đố
Phải chăng Harry Potter là loạt phim có nhiều câu đối thơ dài hơi nhất? |
Trong Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (2011), khi Harry Potter nhờ cậy một hồn ma để tìm ra vị trí cây Trường Sinh Linh Giá cuối cùng. Dẫu tình thế đang rất hiểm nghèo, hồn ma này vẫn điềm tĩnh trả lời cậu bé phù thủy… bằng một câu đố thơ, tạo thêm gánh nặng cho cậu ta. Điều này được xuất hiện trong nhiều phim lấy đề tài thần thoại khác, điển hình là ba phần phim chuyển thể của The Chronicles of Narnia. Tại sao trong tình huống ấy, những người chỉ đường không hướng dẫn nhân vật chính một cách ngắn gọn và đơn giản hơn?