Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19

(Ngày Nay) - Những ngày này, khi một người Trung Quốc ho hoặc hắt hơi ở nơi công cộng cũng có thể kích động sự hoảng loạn giữa đám đông, đó là câu chuyện mà Gu - một phụ nữ 20 tuổi sống tại London, đã trải qua khi bạn cô tới thăm từ Trung Quốc.


Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19

Vào cuối tháng 1, người bạn Gu đã đến một bệnh viện ở London để xác nhận rằng cơn ho của cô không bắt nguồn từ virus corona. Vài ngày trước, khi Gu đưa bạn về nhà chung, cô đã bắt gặp những ánh mắt nghi ngại từ những người trong nhà.

Dù kết quả thử nghiệm là âm tính, nhưng thái độ của một số người trong nhà vẫn hết sức tiêu cực.

"Anh ta đã phát điên và chửi mắng tôi. Anh ta không tin kết quả xét nghiệm và thậm chí còn bắt chúng tôi đi kiểm tra lại", Gu chia sẻ.

"Lúc đầu, tôi nghĩ anh ấy phản ứng như vậy vì hoảng sợ, và tôi hiểu điều đó. Sau đó, khi tôi hiểu ra rằng anh ta không muốn tôi mang bất kỳ người bạn nào của mình về nhà, tôi nhận ra đó là sự phân biệt chủng tộc", cô gái cho biết..

Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19 ảnh 1

Hai du khách tham quan thủ đô Paris của Pháp. Ảnh: Time

Trong hai tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 lần đầu bùng phát ở Vũ Hán, tâm lý lo lắng, sợ hãi và phân biệt đối xử thậm chí còn lan rộng hơn cả virus corona. Ở Trung Quốc, cư dân của tỉnh Hồ Bắc đã trở thành những người "bị bỏ bên lề", trong khi ở nước ngoài, những người mang quốc tịch Trung Quốc - và thậm chí bất cứ ai gốc Á, đều trở thành mục tiêu của nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại.

Ở Canada, một bà mẹ cho biết con trai mình đã bị đám bạn ở trường bắt nạt và trêu trọc do gốc gác "nửa Hoa" của mình. Còn tại Mỹ, virus corona đã tác động sâu sắc tới các doanh nghiệp thuộc chủ sở hữu gốc Á trong bối cảnh nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại dưới dạng "sóng ngầm".

Tại thành phố Manchester thuộc Vương quốc Anh, người gốc Hoa đang phải hứng chịu những lời chỉ trích từ đám đông khác sắc tộc. Ở thủ đô Rome của Italia, người dân Trung Quốc bị cấm vào một quán bar gần Đài phun nước Trevi, một trong những địa điểm du lịch mang tính biểu tượng của thành phố, được lý giải là do các quy định an ninh quốc tế.

Sự phân biệt đối xử liên quan đến đại dịch Covid-19 không chỉ giới hạn ở phương Tây, mà còn lan sang cả các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc và Nhật Bản, khi một số doanh nghiệp trưng ra các biển hiệu không tiếp khách du lịch Trung Quốc.

Một số nhà hàng ở Hong Kong thậm chí còn từ chối phục vụ những người nói tiếng phổ thông hay du khách từ đại lục vì lo ngại lây nhiễm dịch bệnh.

"Các xã hội đều cảm thấy sự cần thiết để xác định nguồn gốc của những xáo trộn như một quy chuẩn đạo đức và điều này còn quan trọng hơn chính bản thân xáo trộn.

Có rất nhiều ví dụ về cách thức này diễn ra trong tất cả các lĩnh vực khác nhau như thảm họa, ô nhiễm môi trường nói chung. Chúng ta phản ứng với rủi ro hay xáo trộn bằng cách biến nó thành một câu hỏi đạo đức về việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm", theo ông Lyle Fearnley, PGS ngành Nhân chủng học tại Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore.

Trong lịch sử, các cường quốc phương Tây thường có định kiến rằng Trung Quốc là nơi sinh sản ra các bệnh truyền nhiễm. Vào những năm 1870, khu phố Tàu tồi tàn của thành phố San Francisco được xem là phòng thí nghiệm của các căn bệnh truyền nhiễm, vốn được xem là nơi khởi phát dịch hạch vào đầu năm 1900. Hơn một thế kỷ sau, đại dịch SARS đã giết chết gần 800 người trên toàn thế giới, cũng xuất phát từ "quốc gia tỷ dân". Phần lớn quan niệm này nhắm vào thói quen ăn uống và vệ sinh của người Trung Quốc.

Và vào năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán và lan rộng sang hơn 20 quốc gia toàn cầu, đoạn video ghi lại cảnh một cô gái Trung Quốc ăn món súp dơi được lan truyền trên nhiều mạng xã hội và cho rằng thói quen ăn động vật hoang dã của người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung chính là nguyên nhân gây ra đại dịch. 

Trong một chuyến đi gần đây đến Ấn Độ, nữ du khách gốc Hoa Cathy Li tình cờ đọc được một bài phỏng vấn của chủ tịch Tổ chức Y tế Công cộng Ấn Độ trên tạp chí New Week với tuyên bố "người Trung Quốc ăn rất nhiều động vật hoang dã", điều này khiến Li cảm thấy khó chịu.

"Tôi thấy phát biểu này có vẻ hơi phân biệt chủng tộc. Tạp chí New Week rất có tiếng tại Ấn Độ, do vậy nó cũng làm lan truyền sự hoảng loạn mù quáng này", Li cho biết.

Truyền thông đưa tin về dịch bệnh Covid-19 cũng có thể góp phần làm thổi bùng lên "ngọn lửa" phân biệt chủng tộc, vốn đã cháy âm ỉ trong nhiều thế kỷ trong lòng các xã hội.

Vào ngày 3/2, Tạp chí Phố Wall đã đăng tải bài viết của học giả Walter Russell Mead có tựa đề: "Trung Quốc - châu Á bệnh phu", với phụ đề: "Thị trường tài chính của Trung Quốc có thể còn nguy hiểm hơn cả thị trường buôn bán động vật hoang dã của nước này".

Đầu tháng này, tạp chí Der Spiegel của Đức đã chọn trang bìa với hình ảnh một người mặc đồ bảo hộ  với tiêu đề "Virus corona: Made in China", một động thái được nhiều người cho là hành vi vô cảm. Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã lên án tạp chí này, nói rằng dịch bệnh bùng phát không được sử dụng như một cái cớ để phân biệt đối xử và bài ngoại.

Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19 ảnh 2

Tờ bìa của báo Der Spiegel với nội dung phân biệt chủng tộc. Ảnh: Sixth Tone

Christophe Hu, thành viên của một hiệp hội dành cho người Pháp gốc Hoa, thừa nhận rằng nỗi sợ dịch Covid-19 là hợp pháp nhưng một số hãng truyền thông Pháp đã lan truyền thông tin không chính xác và đẩy mạnh các biể tượng phân biệt chủng tộc từ quá khứ. Ví dụ, tờ báo Courrier Picard đã sử dụng cụm từ "alerte jaune" - được dịch là "hiểm họa da vàng", một thuật ngữ ám chỉ nỗi sợ người di cư gốc Á ở phương Tây - trong một tiêu đề. Tờ báo này sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi trước sức ép của dư luận.

"Một số phương tiện truyền thông gọi Covid-19 là virus Trung Quốc, điều này gây khó hiểu và có thể ám chỉ rằng tất cả người dân Trung Quốc đều mang virus này. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á đã tồn tại trước đây và nó đang ngày càng phổ biến do sự lây lan của dịch bệnh", Christophe Hu cho biết.

Nhà nhân chủng học Lyle Fearnley cho rằng việc cố tình liên kết dịch Covid-19 với nơi bắt nguồn nó không chỉ có vấn đề từ góc độ đạo đức, mà còn bởi nó không mang tính xây dựng để ngăn chặn virus corona.

Phân biệt chủng tộc trong thời kỳ Covid-19 ảnh 3

Một phụ nữ Trung Quốc cầm tấm biển với thông điệp: "Con trai/gái của tôi không phải virus". Ảnh: Sixth Tone

"Hiện tại, dịch bệnh đã lan sang các quốc gia khác. Việc liên kết dịch bệnh với điểm bùng phát thực sự là một vấn đề. Nó có thể bóp méo những nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả, khiến chúng ta không phản ứng với bản chất thay đổi của nó", ông Fearnley chỉ ra.

Kể từ khi chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên báo cáo các trường hợp viêm phổi bí ẩn cho WHO vào cuối tháng 12, hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã báo cáo về các trường hợp nhiễm Covid-19.

Nhằm ngăn chặn sự lây lan tiềm tàng, một số chính phủ đã áp đặt lệnh hạn chế du lịch tới Trung Quốc. Mỹ và Australia đã khuyến cáo công dân không nên đến quốc gia châu Á này, đồng thời không hành khách nhập cảnh nếu họ đã ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày.

Mông Cổ, Nga và Triều Tiên đã đóng cửa biên giới đất liền với Trung Quốc, trong khi Ấn Độ đã hủy thị thực đã được cấp cho công dân Trung Quốc, cũng như những người nước ngoài khác gần đây đã đến thăm Trung Quốc. 

Hơn 20 hãng hàng không đã hủy tất cả các chuyến bay của Trung Quốc để đề phòng virus và tuân thủ quy định giảm lượng hành khách đến nước này.

Phó giáo sư Nhân chủng học Adia Benton thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) nói rằng những rào cản và hạn chế đi lại như vậy là cách để các chính phủ khẳng định uy quyền của họ.

"Tôi không chắc chắn việc hạn chế đi lại luôn làm gia tăng sự hoảng loạn và phân biệt đối xử, nhưng có vẻ như điều này đã xảy ra. Các hạn chế chưa chắc có thể giúp các chính phủ không rơi vào tình trạng mất kiểm soát", ông Benton nhận định.

Sau hơn một tháng xảy ra dịch bệnh, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đang chạy đua với thời gian để phát triển một loại vaccine cho Covid-19, một quá trình có thể mất tới một năm rưỡi, theo WHO.

Trong khi đó, nhiều người đang nghĩ ra những cách sáng tạo để chống lại tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đang ngày càng lan rộng, chẳng hạn như thông qua sử dụng hashtag #IAmNotAVirus (Tôi không phải virus) trên các trang mạng xã hội.

Lina, một sinh viên tại thị trấn Marburg của Đức, cho biết cô hy vọng cả dịch bệnh và nạn phân biệt chủng tộc sẽ sớm kết thúc. Trong vài tuần qua, Lina cho biết cô đã bị gọi là virus corona, mỗi khi cô đi ra đường.

"Tôi đã hơi tức giận vì điều này. Tôi là một người, không phải là virus. Bây giờ tôi thực sự không quan tâm nhiều lắm. Hầu hết bạn bè của tôi thực sự ủng hộ và quan tâm đến tôi và gia đình ở quê nhà. Có nhiều người tốt hơn chỉ vài kẻ phân biệt chủng tộc", Lina nói.

Theo Sixth Tone
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.