'Tôi không phải virus, tôi là một con người'

(Ngày Nay) - Khi Massimiliano Martigli Jiang quyết định bịt mắt và đứng bên cạnh một tấm biển với dòng chữ :''Tôi không phải là virus, tôi là một con người, hãy giải thoát tôi khỏi định kiến", anh đã bị choáng ngợp bởi những phản ứng mà mình nhận được từ những người dân và khách du lịch trên đường phố Florence.

Jian chọn cách bịt mắt, đeo khẩu trang và đứng cạnh tấm biển với nội dung: "Tôi không phải virus, tôi là một con người, hãy xóa bỏ định kiến".
Jian chọn cách bịt mắt, đeo khẩu trang và đứng cạnh tấm biển với nội dung: "Tôi không phải virus, tôi là một con người, hãy xóa bỏ định kiến".

Đoạn video cho thấy Jiang - trong tình trạng bịt mắt và đeo khẩu trang, xuất hiện tại một số địa danh nổi tiếng của Florence. Một số người qua đường dừng lại và nhìn chằm chằm vào anh và tấm biển, trong khi những người khác chụp ảnh tự sướng với Jiang. Trong đoạn video, mọi người sau đó đều tháo khẩu trang, mặt nạ và ôm anh.

"Tôi quyết định làm video này bởi vì tôi cảm thấy bắt buộc phải truyền đạt ý nghĩa của những từ tôi đã viết trên tấm bảng. Tôi đã rất ngạc nhiên bởi phản ứng của mọi người", Jiang chia sẻ.

Giống như ở các nước phương Tây khác, làn sóng bài xích người châu Á và đặc biệt là người Trung Quốc đang ngày càng phổ biến trên các trang mạng xã hội tại Ý.

'Tôi không phải virus, tôi là một con người' ảnh 1

Jiang được rất nhiều người ôm chầm sau khi đọc thông điệp của anh.

Hiện Ý có hai trường hợp nhiễm Covid-19 đã được xác nhận, đó là một cặp vợ chồng du lịch từ Vũ Hán đến Milan vào ngày 23/1, sau đó nước này đã đình chỉ tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc.

Làn sóng phân biệt chủng tộc không chỉ dừng lại ở những trò đùa trên mạng, mới đây hai khách du lịch Trung Quốc đã bị một nhóm trẻ em ở Venice nhổ nước bọt, và hai người châu Á bị một người qua đường ở Florence xỉ nhục và gọi họ là "đồ ghê tởm".

Chính những hành động này đã truyền cảm hứng cho Jiang, 29 tuổi, thực hiện video của mình vào ngày 2/2. Đoạn video được công bố bởi UGIC, một hiệp hội thanh niên Ý-Trung, mà Jiang là thành viên.

Có hơn 300.000 người gốc Trung Quốc sống ở Ý, phần lớn đều có nguồn gốc từ thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, phần lớn cộng đồng người Hoa sinh sống ở hai thành phố là Milan và Prato.

"Gần đây, có rất nhiều hành vi bài Trung Quốc ở Ý, điều này cũng đã tồn tại từ rất lâu", Jiang, người di cư đến từ Ôn Châu với cha mẹ khi anh 7 tuổi và hiện đang sống ở Florence, cho biết. "Tôi từng có những trải nghiệm này khi đi chơi với bạn bè lúc còn nhỏ. Dịch Covid-19 là một vấn đề toàn cầu. Tôi hy vọng họ sẽ tìm ra phương thuốc cho loại virus này càng sớm càng tốt".

'Tôi không phải virus, tôi là một con người' ảnh 2

Thông điệp của Jian được dịch ra 3 ngôn ngữ Ý, Anh và Trung với nội dung: "Tôi không phải virus, tôi là một con người, hãy xóa bỏ định kiến".

Các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội tương tự như hành động của Jian đã xuất hiện trong vài tuần qua, bao gồm hashtag #JeNeSuisPasUnVirus, được cộng đồng châu Á ở Pháp khởi xướng để làm nổi bật các sự cố bài ngoại mà họ gặp phải.

"Trước khi thực hiện video này, tôi đã mất ngủ cả đêm để suy nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng bây giờ, nhờ những lời hay ý đẹp, mọi người đã khiến tôi cảm thấy vô cùng xúc động!", Jiang đính kèm thông điệp này trên bài đăng video.

Theo SCMP
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.