Hiện Quốc hội Trung Quốc đang mở rộng dự luật về việc không tôn trọng quốc ca cho các khu vực tự trị là Hồng Kông và Ma Cao.
Chính quyền Hồng Kông có xu hướng thân với Bắc Kinh, đã bắt đầu đưa dự luật này vào luật pháp địa phương.
Bài hát này đã bị la ó tại các trận đấu bóng đá gần đây ở Hồng Kông, nơi mà tình hình chống Đại Lục đang gia tăng.
Các nhà hoạt động vì dân chủ lo ngại dự luật mới có thể được sử dụng để làm suy yếu quyền tự do ngôn luận trong khu vực.
Hồng Kông, một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, có một hệ thống luật pháp riêng nên vẫn còn quá sớm để nói liệu hình phạt đối với việc chế nhạo quốc ca Trung Quốc sẽ nghiêm trọng như luật pháp Trung Quốc hiện nay, Juliana Liu ở Hồng Kông nói.
Dự luật mới này sẽ được Chính phủ Trung Quốc ban hành vào tháng 9, dự kiến sẽ được cơ quan lập pháp Hồng Kông thông qua nhanh chóng.
Những người biểu tình lo ngại về những gì mà họ coi là sự kiểm soát ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, hành động này đã xảy ra từ năm 2015, đặc biệt là ở vòng loại World Cup khi Đội tuyển Hồng Kông gặp Đội tuyển Qatar.
Trong 1 trận đấu vào tháng 10, các fan hâm mộ Hồng Kông đã quay lưng lại khi bài hát được phát trong suốt vòng loại trận gặp Malaysia và một số khán giả đã nhạo báng và làm những cử chỉ thô lỗ trước trận đấu giao hữu với Lào.
Chế nhạo quốc ca Trung Quốc là hoạt động mới nhất trong một loạt các hành động phản kháng lại chính quyền Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý của quốc tế vào năm 2014 khi những con đường chính tại Hồng Kông đã bị chiếm giữ trong nhiều tuần lễ bởi các nhóm biểu tình.
Hồng Kông, trước đây là thuộc địa Anh, đã được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 theo một thỏa thuận giữa 2 nước.
Theo BBC