Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế mới phát hiện hệ thống quầng sáng khổng lồ xung quanh một hành tinh ngoài Thái Dương Hệ và cách Trái Đất của chúng ta 434 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng tương đương 9.460.730.472.580,8 km).
Quầng sáng rộng gấp 200 lần của J1407b so với quầng sao của sao Thổ trong Hệ Mặt Trời |
Hành tinh mà các nhà khoa học đặt tên là J1407b được cho là có hệ thống quầng sáng lớn và nặng gấp 200 lần so với sao Thổ trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Trong một tập phân tích dữ liệu đăng tải trên tạp chí Astrophysical Journal, hệ thống quầng sáng này có khoảng 30 vòng (quầng). Mỗi quầng sáng có đường kính dài hàng triệu km.
Quầng sáng của siêu sao Thổ |
“Hành tinh này (J1407b) lớn hơn rất nhiều so với sao Mộc và sao Thổ trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Và quầng sáng khổng lồ của nó lớn hơn 200 lần so với quầng sáng của sao Thổ. Chúng tôi gọi nó là ‘siêu sao Thổ’, Erik Mamajek, một Giáo sư vật lý và thiên văn học thuộc Trường Đại học Rochester (Mỹ), nói.
Những quầng sáng bao quanh sao Thổ (thuộc Hệ Mặt Trời) |
Quầng sáng xung quanh của J1407b sáng và lớn tới nỗi nếu chúng ta thay J1407b bằng sao Thổ (thuộc Hệ Mặt Trời) thì chúng ta hoàn toàn có thể quan sát nó bằng mắt thường vào ban đêm. Thậm chí, mắt chúng ta có thể thấy nó lớn hơn nhiều so với Mặt Trăng của Trái Đất.
Các nhà khoa học phỏng đoán những quầng sáng này có thể mỏng hơn trong khoảng vài triệu năm tới.
Xem thêm:
1. Những câu hỏi lớn về Trái Đất chưa có lời giải
2. Tàu robot của NASA phát hiện dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa?
3. Nổ tia gamma – ‘Thủ phạm’ kết liễu sự sống ngoài Trái đất?
4. Hubble – ‘nhãn cầu’ quan sát vũ trụ rộng lớn của Trái Đất
5. Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại