Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lớp vỏ thiên thạch rơi ở miền nam nước Úc có thể sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc hệ thống năng lượng trong hệ mặt trời.
Thiên thạch được phát hiện chỉ vài giờ trước khi cơn mưa lớn phá hủy toàn bộ những bằng chứng liên quan đến sự xuất hiện của nó.
Mẩu thiên thạch nặng 1,7kg được một nhóm các nhà địa chất và các nhà nghiên cứu từ đại học Curtin ở Perth tìm thấy vài giờ sau khi thiên thạch bị vỡ.
Thiên thạch rơi xuống vùng hẻo lánh của miền nam nước Úc.
Năm ống kính chuyên dụng đã được chuẩn bị để theo dõi thiên thạch rơi xuống. Các đội quản lý đã kiểm tra chép con đường thiên thạch đi và thu hẹp diện tích tìm kiếm xuống 500m giữa hồ.
Việc tìm kiếm diễn ra trong ba ngày, một trinh sát trên không, nhà nghiên cứu Robert Howie và Phil Bland và những thổ dân bản địa đã giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các miệng núi lửa được tạo ra khi các mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống đất.
Cuối cùng, mảnh vỡ của thiên thạch đã được tìm thấy vào giao thừa năm mới.
Thiên thạch được tìm thấy có niên đại khoảng 4,5 tỷ năm tuổi, nó là một trong những bằng chứng quan trọng để nghiên cứu hệ mặt trời. Các nhà khoa học sẽ xét nghiệm để xác định tính chất hóa học và hi vọng sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về lịch sử trái đất và hệ mặt trời.
Tuệ Linh