Phạt học sinh vi phạm kỷ luật: Cần những phương pháp tiến bộ hơn

Những hình thức kỷ luật học sinh đang quá nặng nề, thậm chí là vi phạm luật, gây ảnh hưởng đến tâm lý, tâm thần và khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh. Các chuyên gia giáo dục, tâm lý cho rằng nguyên nhân một phần là cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa chú tâm đến kỷ luật tích cực.


Phạt học sinh vi phạm kỷ luật: Cần những phương pháp tiến bộ hơn

Chú thích ảnh
TS Nguyễn Tùng Lâm. Ảnh: NVCC

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hội tâm lý Giáo dục học Hà Nội: Quản lý nhà trường chưa nghiêm, chưa đúng quy luật

Hiện nay, có những môi trường mà nếu học sinh có lỡ va chạm nhau, thì thầy cô tìm mọi hình thức kỷ luật để răn đe, đè nén học sinh. Các em không được chỉ bảo, tìm hiểu ngọn ngành từ tính cách tới hoàn cảnh riêng để có biện pháp cho phù hợp.

Những vụ việc xảy ra gần đây, hiệu trưởng trường có chịu trách nhiệm không? Chắc chắn đây là điều băn khoăn lớn của các hiệu trưởng bởi họ phải thực hiện chương trình các bộ môn văn hoá đã kín thời gian. Các trường không có cán bộ tâm lý học đường. Hiệu trưởng không được quyền chủ động sử dụng các nguồn lực cho công việc giáo dục, chi cho giáo dục đạo đức còn hạn hẹp, không có định mức cụ thể. Chưa kể, nhân vật chính giải quyết công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo viên chủ nhiệm không được coi trọng, không được chọn lọc, không được trả lương thoả đáng để họ chuyên tâm.

Cán bộ quản lý trường học nhìn chung còn chưa mạnh dạn, chủ động giải quyết vấn đề của nhà trường. Chúng tôi cảm giác trong vấn đề tự chủ này, các trường ngoài công lập, có các nhà quản lý có trình độ thì chủ động giải quyết được nhiều vấn đề về giáo dục hơn các trường công lập.

Mặt khác, có một xu hướng "quá tả" trong nhiều nhà trường hiện nay là kỷ luật thật nặng học sinh. Các trường này hy vọng cứ kỷ luật nặng thì có thể chấm dứt bạo lực học đường. Do đó nhiều em đã bị đuổi học oan. Chúng ta cần thống nhất quan điểm: Kỷ luật là để học sinh tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình - chủ yếu kỷ luật cũng là một phương pháp giáo dục. Kỷ luật chỉ có hiệu quả khi nó giúp học sinh nhận thức sâu sắc về thiếu sót của mình và nỗ lực hoàn thiện mình.

Nếu kỷ luật tước đi của học sinh môi trường giáo dục là nhà trường đã không làm tròn sứ mệnh của mình. Do đó trong nhà trường học sinh có thể bị đình chỉ một số buổi học để các em suy ngẫm, đây là hình thức kỷ luật hiệu quả; còn nếu đình chỉ vài tuần, vài tháng hay cả năm học thì kỷ luật đó không còn là phương pháp giáo dục nữa mà trở thành thứ đầy ải học sinh, tước đi quyền được học tập của các em. Có nghĩa là chúng ta đã vi phạm pháp luật.

TS Trần Thành Nam, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội: Vòng tròn bạo lực trong trường học sẽ ảnh hưởng nặng tới tâm lý học sinh

Trên thực tế, nhiều thầy, cô mong muốn dạy trẻ em bằng cách tạo cho mình một vẻ “đáng sợ”  với suy nghĩ sai lầm "có như thế thì trẻ mới vâng lời". Nếu trẻ phản kháng, giáo viên cho rằng "mình bị mất uy" và lại càng trừng phạt mạnh tay hơn. Nhưng những hình phạt ấy chỉ làm cho đứa trẻ ấm ức và có thể sẽ tìm cách trả đũa bằng những hành vi tương tự hoặc tệ hại hơn. Qua đó hình thành một vòng tròn bạo lực luẩn quẩn giữa thầy và trò, trò với trò.

Những trường hợp bạo lực thể chất, trừng phạt khắt khe lên thân thể học sinh, đe doạ ảnh hưởng đến tâm lý học sinh… trực tiếp ảnh hưởng nặng nề đến học sinh. Nhiều em có biểu hiện thiếu tập trung, không thể học tập tại lớp. Thậm chí, những ảnh hưởng này khiến các em không muốn đến trường, rồi bỏ học. Hậu quả đối với sức khoẻ tinh thần của các em là: Lo lắng, trầm cảm, luôn có cảm giác thù địch, tự ti, cảm thấy xấu hổ khi bị thầy/cô, bè bạn sỉ nhục… Nặng hơn, một vài em sẽ mất trí nhớ và có ý định tự tử.

Để giảm thiểu phần nào thực trạng này, chúng tôi cho rằng cần có sự tham gia của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong trường học; học sinh; phụ huynh; chuyên viên tham vấn, tư vấn học đường, nhân viên công tác xã hội học đường; cơ quan thực thi pháp luật địa phương; cơ sở chăm sóc sức khoẻ thể chất và tâm thần địa phương... Tất cả những “khuôn mặt” này góp phần làm nên môi trường giáo dục để học sinh có thể phát triển tâm lý, thể chất, học tập một cách tốt nhất. Trong đó, cần tăng cường quản lý lớp học tích cực cho giáo viên, tạo mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò. Nội quy rõ ràng và khen thưởng nhất quán, dù là những việc rất nhỏ sẽ tăng tính tích cực trong dạy và học. Điều này mới làm nên hiệu quả của môi trường học tập tích cực.

Theo Báo Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.