Phát huy giá trị di sản của nghệ sỹ đa tài Văn Cao - cây đại thụ nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sáng 8/11, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương và Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Thế giới nhạc, họa, thơ của Văn Cao". Sự kiện nhằm chào mừng 100 năm Ngày sinh của Văn Cao - người nghệ sỹ đặc biệt đa tài, cây đại thụ của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam (15/11/1923-15/11/2023).
Đại diện gia đình nhạc sĩ Văn Cao nhận quà tặng từ Ban tổ chức
Đại diện gia đình nhạc sĩ Văn Cao nhận quà tặng từ Ban tổ chức

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ; Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy chủ trì hội thảo. Nhiều nhà văn, nhạc sỹ, họa sỹ, nghệ sỹ, nhà nghiên cứu có tên tuổi, hoặc có thời gian gắn bó với Văn Cao; đại diện gia đình, thân hữu của nhạc sỹ đã đến và đóng góp ý kiến.

Phát biểu đề dẫn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định: Với tài năng đa dạng, độc đáo, nhiều chiều kích, tích hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy, thẩm mỹ, bút pháp; giữa hiện thực đời sống, sự cảm nhận, tri nhận và nghệ thuật biểu đạt; giữa âm nhạc - hội họa - thơ văn, Văn Cao được nhiều người khẳng định là một hiện tượng hết sức đặc biệt, hiếm có trong lịch sử văn nghệ Việt Nam hiện đại. Gọi ông là nghệ sỹ thiên tài cũng không có gì quá lời.

Trước năm 1945, năm 16 tuổi, Văn Cao viết "Buồn tàn thu", rồi các ca khúc lãng mạn, trữ tình như "Bến xuân", "Suối mơ", "Thiên thai", "Trương Chi", "Thu cô liêu", "Cung đàn xưa"… Trong thơ, năm 17 tuổi, ông viết "Một đêm đàn lạnh trên sông Huế", "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc"...; ông viết thơ, viết văn đăng ở Tiểu thuyết thứ Bảy…

Về hội họa, năm 19 tuổi, ông dự học không liên tục ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng năm 20 tuổi ông đã có các bức tranh gây chú ý, như: "Cô gái dậy thì", "Sám hối", "Nửa đêm", nhất là bức tranh "Cuộc khiêu vũ của những người tự tử"… Những bản nhạc của Văn Cao như "Buồn tàn thu", "Suối mơ", "Thiên thai", "Trương Chi"... được in ra đều do ông trình bày bìa và đi rất gần với trường phái lập thể.

Năm 1944, Văn Cao tham gia Việt Minh. Với ca khúc "Tiến quân ca" ra đời cuối năm đó, ông đã có bước chuyển lớn lao từ phong cách lãng mạn, trữ tình và cả hiện thực phê phán sang phong cách cách mạng - kháng chiến cả trong nhạc, họa và thơ.

Từ năm 1945 trở đi, ông viết "Bắc Sơn", rồi các ca khúc, hành khúc như là sự tiên tri kỳ lạ: "Hải quân Việt Nam", 'Không quân Việt Nam", "Công nhân Việt Nam", "Chiến sĩ Việt Nam", tiếp đó là "Làng tôi", "Ngày mùa", "Tiến về Hà Nội", đặc biệt là ca khúc "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" và "Trường ca Sông Lô"…

Ngoài ca khúc, sau này ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano, như "Sông Tuyến", "Biển đêm", "Hàng dừa xa"...; sáng tác nhạc phim cho phim truyện "Chị Dậu" (1980), tổ khúc giao hưởng phim tài liệu "Anh bộ đội cụ Hồ" của Xưởng phim Quân đội Nhân dân... Vì nhiều lý do, rất nhiều tác phẩm hội họa của Văn Cao đã không được giữ gìn, thưởng thức và giới thiệu như các tác phẩm âm nhạc, thơ ca của ông, chỉ có thể nêu một số tác phẩm như "Dân công miền núi", "Chợ vùng cao", "Lớn lên trong kháng chiến", "Thái Hà ấp đêm mưa"…

Giai đoạn tiếp theo của Văn Cao, trong âm nhạc là tác phẩm nổi tiếng "Mùa xuân đầu tiên"…; trong hội họa là "Chân dung bà Băng", "Cổng làng", "Phố Nguyễn Du", "Cây đàn đỏ", "Cô gái và đàn dương cầm"… Ông vẽ hàng trăm bìa sách, bức minh họa, đồ họa cho Báo Văn nghệ; với thơ là "Ba biến khúc tuổi 65", "Thời gian", "Phố Phái", "Những bó hoa"… Các bài thơ được tập hợp trong tập "Lá", "Tuyển tập thơ Văn Cao"...

Cuộc đời 72 năm của Văn Cao gắn bó trọn vẹn với thế kỷ XX nhiều biến động. Trên hành trình cuộc đời ấy, dẫu không ít chông gai, sóng gió, nhọc nhằn nhưng vượt lên tất cả, lối sống khiêm nhường, bình dị, nhẫn nhịn, tình yêu thương, trân trọng con người, cỏ cây, phố xá, làng quê, đất nước đã giúp ông vượt lên nỗi đau, luôn đồng hành cùng dân tộc, nhân dân, sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ.

Bằng tài năng thiên bẩm, sự tự học, tự rèn, đổi mới, sáng tạo, bứt phá, Văn Cao đã cống hiến to lớn cho nền văn hóa, văn nghệ ở cả âm nhạc, thơ ca và hội họa. Ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (đợt 1, năm 1996). Tên ông cũng được đặt cho nhiều đường phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng...

Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận, đánh giá về phẩm chất, bản lĩnh, tài năng, phong cách nghệ thuật của Văn Cao cũng như đặc điểm, giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật, phong cách sáng tác của ông qua các giai đoạn sáng tạo khác nhau. Các đại biểu cũng phân tích, lý giải sâu hơn về thân thế, sự nghiệp, cống hiến, giá trị, di sản văn nghệ lớn lao Văn Cao để lại cho đất nước; đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa, văn nghệ quý giá, lớn lao mà ông để lại ở cấp quốc gia...

Dịp này, Báo Nhân Dân đã trao bức tranh khắc đồng bản nhạc bài hát "Mùa xuân đầu tiên" tặng đại diện gia đình nhạc sỹ Văn Cao. Bằng công nghệ, Ban Tổ chức đã phục chế lại thủ bút của nhạc sỹ và đưa vào bức tranh bài hát do chính tay ông viết.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.