Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX

Trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc, di sản như một lăng kính vạn hoa để các thế hệ khám phá sự đa dạng trong muôn vàn những biểu đạt truyền thống. Với nỗ lực bảo tồn từ cộng đồng cho đến sự chung tay của các cấp chính quyền, bối cảnh nguy cấp của di sản đang nhường chỗ cho một sức hồi sinh mạnh mẽ. Từ đó, di sản tiếp tục hòa vào hơi thở của cuộc sống đương đại, trở thành điểm tựa thúc đẩy tính sáng tạo và nền công nghiệp văn hóa.

______________________________

Những tấm ảnh tô màu quá khứ do Trần Trung Dũng thực hiện đã mang đến cho cộng đồng hình dung vừa lạ lẫm, vừa thân thuộc về đất nước Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX ảnh 1

Trong năm qua, một loạt ảnh màu sống động về Việt Nam trong quá khứ đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm và nhận được hàng chục nghìn lượt yêu thích từ cộng đồng. Chủ nhân những tấm ảnh này, anh Trần Trung Dũng, hiện kinh doanh dược phẩm và sinh sống tại Sơn La.

Chia sẻ về thú chơi phục chế, tô màu ảnh xưa với phóng viên Ngày Nay, Trần Trung Dũng cho biết tất cả bắt nguồn từ đam mê sưu tầm ảnh đã có từ 20 năm qua của anh. Nếu ban đầu chỉ dừng ở việc thu thập ảnh tư liệu gốc, thì về sau anh dần nảy sinh nhu cầu làm bức ảnh trở nên “có hồn” hơn.

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX ảnh 2

Theo anh, một bức ảnh tô màu đạt phải rõ nét, sắc độ chân thực và thể hiện đúng tinh thần lịch sử. Quy trình tô màu cho ảnh khởi đầu bằng việc tìm ảnh chất lượng cao trên các kho trực tuyến như Getty Image, Alamy, Thư viện Quốc gia Pháp… với các chủ đề phổ biến gắn với sinh hoạt thường ngày, công trình kiến trúc, ảnh hoàng gia triều Nguyễn cùng các sự kiện lịch sử nổi bật như cuộc khởi nghĩa Đề Thám hay vụ Hà Thành đầu độc…

Lựa chọn được nội dung ưng ý, anh Dũng trả từ 10 - 20 USD để sở hữu bản scan chất lượng cao cho một tấm ảnh. Bên cạnh các kênh thương mại, với sự hưởng ứng từ cộng đồng, nhiều cá nhân chủ động liên lạc, gửi cho anh những tấm ảnh quý giá họ lưu giữ.

Dù ảnh đầu vào đã tốt, nhưng Trần Trung Dũng cho biết vẫn phải xử lý lại ảnh một lần nữa. Bởi phần mềm chỉnh sửa ảnh có cao cấp đến đâu cũng chỉ hoạt động hiệu quả khi độ tương phản trên bức ảnh không quá lớn. Cùng với đó, công đoạn cân bằng màu giúp những chi tiết nhỏ như hoa văn lộ ra, hiện lên rõ rệt.

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX ảnh 3

Đến đây có thể bước vào khâu tô màu quan trọng nhất. Theo anh Dũng, công đoạn này yêu cầu nhiều tri thức và cũng tạo ra nét riêng cho mỗi người theo đuổi thú chơi này. Với cá nhân anh Dũng, để bổ sung hiểu biết về cuộc sống ở thế kỷ trước, anh thường tra cứu sử sách và các công trình nghiên cứu về sinh hoạt, trang phục của người xưa. Anh nhấn mạnh: “Tư liệu giúp hình dung quan văn mặc áo màu gì, màu nào dành cho quan võ, võng lọng được phối thế nào? Bên cạnh đó, tôi đối chiếu với những tấm ảnh màu nguyên bản khác trước khi lên phương án màu chi tiết. Mỗi bức ảnh đều cần sự tỉ mỉ, lên nhiều phương án, cho đến khi thấy ưng ý mới thôi”.

Công đoạn cuối cùng với sự xuất hiện của AI giúp nâng độ nét, độ rực rỡ của màu sắc trong ảnh. Với mỗi bức ảnh, Trần Trung Dũng thường mất từ 4 - 6 giờ để hoàn thiện. Nếu ảnh nhiều mặt phẳng, nhân vật trong tư thế đứng, không có bóng đổ, quá trình tô sẽ nhanh hơn. Ngược lại, ảnh có nhiều chi tiết, nhân vật ngồi, quần áo có nếp nhăn, bóng đổ… sẽ mất nhiều thời gian để thu được hiệu quả chân thực nhất.

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX ảnh 4

Ảnh đơn sắc không chỉ đại diện cho sự phát triển của nền nhiếp ảnh thế giới mà còn là phương tiện lưu giữ các giá trị về văn hóa, lịch sử. Ngày nay, khi công nghệ càng phát triển, nhu cầu làm sống dậy quá khứ đã thôi thúc nhiều dự án tô màu ảnh cũ suốt thời gian qua.

Theo quan sát của Trần Trung Dũng, khác với nước ngoài khi họ không chỉ lên màu ảnh mà còn vận dụng vào những thước phim lịch sử, tại Việt Nam, thú chơi này chủ yếu tập trung ở khía cạnh ảnh chụp bởi kỹ thuật đơn giản và lợi thế về nguồn lưu trữ lớn.

Có thể thấy trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, rất nhiều nhiếp ảnh gia châu Âu đã tìm đến Việt Nam, coi đây như miền đất hứa để tác nghiệp và lưu giữ bức ảnh đẹp nhất về xứ sở này. Riêng tại kho tư liệu ảnh Đông Dương tại Thư viện Quân đội Pháp, số ảnh có chủ đề Việt Nam đã lên tới con số 1,2 triệu tấm. Ngoài ra, còn rất nhiều bộ sưu tập đồ sộ về hình ảnh nước ta trong quá khứ đang được lưu giữ tại Viện Viễn Đông Bác cổ, Thư khố hành tinh của Albert Kahn… cùng với nguồn ảnh riêng của các cá nhân, gia đình.

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX ảnh 5

Trong bộ sưu tập của cá nhân của anh Dũng, bức ảnh sớm nhất được anh lưu trữ là ảnh chụp ảnh núi Sơn Trà và cận cảnh pháo đài Phòng Hải vào năm 1859 ở vịnh Đà Nẵng đang trưng bày tại National Gallery of Australia, Úc.

Trả lời câu hỏi về giá trị thẩm mỹ trong bức ảnh gốc, Trần Trung Dũng bày tỏ nhóm ảnh anh yêu thích là loạt ảnh kính màu do Léon Busy thực hiện, kế đó là ảnh của Émile Gsell, viên sĩ quan được coi là người chụp bức ảnh đầu tiên về Việt Nam. Đây là những bức ảnh nổi bật cả về bố cục lẫn chủ đề, nội dung.

Trần Trung Dũng cho biết hiện đang tập trung khai thác bộ ảnh của Émile Gsell từ 1866 - 1879. Sau đó anh sẽ chuyển sang phục chế bộ ảnh màu của Léon Bussy, rồi đến loạt ảnh thập niên 1920, 1930, 1940, trước khi hoàn thiện lát cắt cuối cùng là ảnh chụp cuộc kháng chiến chống Pháp.

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX ảnh 6

Công việc tiếp xúc, chiêm ngưỡng hàng nghìn bức ảnh trong quá khứ đã đưa Trần Trung Dũng đến nhiều chiêm nghiệm. Theo anh, câu chuyện giao thoa văn hóa giữa người Việt và các quốc gia khác hiện lên rõ rệt qua các bức ảnh. Dù có những tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa Tây phương rất tốt nhưng điểm đáng quý của ông cha ta là vẫn bảo lưu những giá trị truyền thống trong trang phục, kiến trúc, phong tục.

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX ảnh 7

Các bức ảnh không chỉ nhấn mạnh vào sinh hoạt, chân dung, phong cảnh, mà còn khắc họa những thú chơi, thú thưởng thức bình dân của người Việt. Trong đó, người Việt có mối quan hệ gần gũi với thiên nhiên, cây cối thể hiện qua việc bày trí và thú chơi hoa cảnh, cây cảnh. Có rất nhiều bức ảnh người xưa chơi hoa hoặc chụp bên những chậu hoa được tỉa cắt công phu. Những thú vui khác có thể kể đến như đi hội, chơi các trò chơi dân gian… Ngoài khía cạnh thưởng ngoạn, các bức ảnh còn minh chứng cho nền học vấn lâu đời của người Việt khi rất nhiều trong số đó lưu giữ hoạt động viết chữ, vui thú với thư pháp.

Với việc tô màu ảnh và đăng tải lên các trang Làng Việt xưa và nay, Đại Việt ảnh phục, Diễn đàn Otofun, anh Dũng cho biết lượng quan tâm của cộng đồng mạng về chủ đề này rất lớn. Nhiều bạn trẻ nhắn tin cho anh, chia sẻ lịch sử được làm mới qua hình ảnh đã không còn khô khan như họ nghĩ. Với những tấm ảnh được lên màu, làm sống động, bên cạnh tính thẩm mỹ họ đã thu nhận nhiều thông tin, nội dung bổ ích.

Sáng tạo truyền thống thổi hồn cho di sản đương đại - Bài 5: Khám phá Việt Nam đa sắc thế kỷ XX ảnh 8
TIN LIÊN QUAN
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
(Ngày Nay) - Ngày 30/10, theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), kết thúc đợt tập huấn tại Thái Lan với 2 trận giao hữu chất lượng, Huấn luyện viên trưởng Diego Raul Giustozzi đã đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
(Ngày Nay) - Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
(Ngày Nay) - Các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh (PUMCH) ở Trung Quốc đã phát triển một hệ thống nhiệt học hồng ngoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI-IRT) để sàng lọc ung thư vú, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra nguy cơ ung thư thông qua một ứng dụng bằng cách kết nối các camera hồng ngoại với điện thoại thông minh của họ.
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
(Ngày Nay) -  Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 29/10/2024, Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
Sâu bột - Giải pháp xử lý rác thải nhựa
(Ngày Nay) -  Ngày 28/10, các nhà khoa học liên kết với Trung tâm quốc tế về sinh thái và sinh lý học côn trùng (ICIPE), có trụ sở tại Nairobi (Kenya), thông báo sâu bột chính là một trong những giải pháp đầy hứa hẹn đối với mối đe dọa từ rác thải nhựa.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp
(Ngày Nay) - Chiều 28/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp do Bí thư toàn quốc Fabien Roussel dẫn đầu nhân dịp Đoàn thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo lý luận lần thứ 4 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp.