1 Tết Nhảy là đặc trưng của dân tộc nào ở Việt Nam?
icon
Pu Dang
icon
Dao Đỏ
icon
Cơ Tu
Giải thích Lễ hội Tết Nhảy của người Dao là một phong tục truyền thống độc đáo không thể thiếu trong đời sống tinh thần, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tôn kính tổ tiên, gắn kết cộng đồng để cùng nhau xây dựng làng bản được ấm no, hạnh phúc.
2 Tết nhảy còn có tên gọi khác là gì?
icon
Nhiang chằm Đao
icon
Kim Lao Mao
icon
Soong Síp
Giải thích Người Dao đón Tết bằng tết nhảy gọi là "Nhiang chằm Đao" để rèn luyện sức khoẻ và võ nghệ. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã...
3 Tết Nhảy là nghi lễ cúng ai?
icon
Bàn Vương
icon
Yang Dak
icon
Khải Vương
Giải thích Tết Nhảy hay "Nhiang chằm Ðao" là nghi lễ cúng Bàn Vương thủy tổ của dân tộc Dao ở nhiều vùng trong cả nước như Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa hay Ba Vì (Hà Nội). Theo truyền thuyết, trong chuyến di cư tìm đường sống của con cháu 12 họ Dao, thuyền bất ngờ gặp bão. Các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Lời cầu linh ứng, từ đó về sau, các họ người Dao, kể cả Dao đỏ, Dao tiền hay Dao quần chẹt đều tổ chức Tết Nhảy để tạ ơn tổ tiên.
4 Tết nhảy của người dân tộc Dao diễn ra khi nào?
icon
Rằm tháng Chạp
icon
Tết ông Công ông Táo
icon
Không theo ngày cố định
Giải thích Thời gian tổ chức ở mỗi nơi khác nhau, khi thì rằm hoặc 25 tháng chạp, khi chỉ trước Tết Nguyên đán một hôm.
5 Tết Nhảy thường được tổ chức ở đâu?
icon
Nhà già làng
icon
Nhà cái
icon
Nhà thờ
Giải thích Tết Nhảy chỉ làm ở Nhà cái (con trưởng, trưởng họ), tùy hoàn cảnh từng người để chọn năm tổ chức. Thông thường, nhiều nơi vài năm làm một lần, nhưng không lâu quá 10 năm vì như thế là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất, người có công tìm đất.
6 Ai không được tham gia trong lễ cúng Tết Nhảy?
icon
Trẻ con
icon
Phụ nữ
icon
Đàn ông
Giải thích Trong các nghi thức cúng Tết Nhảy có ba thầy cúng, trong đó một thầy chính và hai thầy phụ. Khi thầy cúng làm gì thì các thanh niên trong buổi lễ cũng phải làm theo như vậy. Phụ nữ không được tham gia trong lễ cúng Tết Nhảy trên nhà mà chỉ phục vụ và ăn tết dưới bếp.
7 Lễ vật chính để cúng trong dịp Tết Nhảy là gì?
icon
Thịt lợn
icon
Nước sít
icon
Bánh dày
Giải thích Món ăn chính để cúng và dùng để ăn Tết nhảy là thịt lợn. Trong một mâm cơm, thịt lợn được xếp vòng tròn vun cao trên lá chuối hai bên có hai nhúm muối trắng, chính diện là bát nước nước mắm hành, tất cả những thứ đó đều bắt buộc phải có trong mâm cỗ người Dao nơi đây.
8 "Linh vật" của lễ cúng là gì?
icon
Mũ giấy
icon
Sách rùa
icon
Hình nhân
Giải thích "Linh vật" của lễ cúng là chiếc mũ giấy bốn mặt, được coi là hoá thân của con ba ba. Mỗi mặt mũ vẽ các vị thần của người Dao. Mũ được treo cao trên ban thờ để làm lễ. Đạo cụ chuẩn bị cho lễ cúng gồm: giấy màu, que tre làm cán cờ, kiếm, rìu, búa, súng, lệnh bài…
9 Phần quan trọng và độc đáo nhất của ngày Tết Nhảy là gì?
icon
Nhảy múa
icon
Ca hát
icon
Thổi kèn
Giải thích Bữa cơm Tết thường kết thúc nhanh chóng để nhường chỗ cho phần quan trọng và độc đáo nhất của ngày Tết là nhảy múa tri ân. Người Dao múa hát, nhảy xong lại uống rượu. Tan bữa rượu lại tiếp tục lễ nhảy với những bài hát nói, điệu múa cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe, may mắn trong cuộc sống; ca ngợi, tái hiện quá trình lao động, chiến đấu chống giặc bảo vệ quê hương của các bậc tiền nhân. Cứ thế Tết nhảy diễn ra trong ba ngày liên tiếp, sau đó ai về nhà nấy trở lại công việc bình thường của gia đình mình.
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
(Ngày Nay) - Chương trình chính luận nghệ thuật "Con đường lịch sử" là dịp đặc biệt để người dân cả nước cùng tự hào nhìn lại chặng đường vẻ vang của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết có kế hoạch ra mắt mô hình o3 mini vào cuối tháng 1 và bản o3 đầy đủ sau đó, bởi các mô hình ngôn ngữ lớn mạnh hơn có thể vượt trội hơn mô hình hiện có.
(Ngày Nay) - Bộ Giao thông Vận tải sẽ có giải pháp đầu tư hợp lý, hiệu quả, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư bảo đảm đồng bộ với các tuyến cao tốc, đặc biệt với các tuyến cao tốc sắp đưa vào khai thác.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?