Tết nơi xứ người: Ấm áp hồn quê trong tim

Ngoài kia, trời đang lạnh tới dưới âm độ, nhưng trong này, nồi bánh chưng đang đỏ lửa và tiếng cười nói vẫn râm ran tưởng như không bao giờ dứt. Thế mới hiểu Tết ở đâu cũng là Tết nếu đó là cái Tết trong lòng mình.
Tết nơi xứ người: Ấm áp hồn quê trong tim

Sang Nhật Bản đã 25 năm nhưng chỉ một lần duy nhất về ăn Tết ở Việt Nam. Lý do thật đơn giản: Nhật Bản ăn Tết tây, nên lúc cái Tết Nguyên đán đến ở Việt Nam thì ở Nhật đang là học kỳ ba, các con không thể nghỉ được. Vì thế năm nào mình cũng cố gắng làm những món ăn Tết truyền thống để các con biết về văn hóa Tết của quê mẹ ngoài những truyền thống văn hóa Tết của Nhật Bản.

Tết nơi xứ người: Ấm áp hồn quê trong tim - anh 1

Cũng chính vì vậy mà người Việt Nam sống ở đây cũng không thể nghỉ để “ăn Tết” đúng vào Tết như ở nhà được. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, chùa Nishinkutsu, nơi có sư cô Thích Tâm Trí tu học, tổ chức Thanh niên học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (Vysa)... và nhiều tổ chức khác cũng vậy, đều tổ chức những buổi liên hoan Tết vào những dịp thuận lợi nhất để nhiều người Việt sống xa quê được tìm về với không khí Tết ấm áp, thân thương.

Năm nào đến Tết, cũng hì hục gói bánh chưng một mình. Thỉnh thoảng có năm hẹn được vài người bạn Việt Nam cũng lấy chồng Nhật Bản, tụ tập lại gói bánh chưng, làm vài món ăn ngày Tết và cái quan trọng hơn là ngồi lại với nhau, cùng nhớ về những ngày Tết, chính xác hơn là những ngày trước Tết, ngày xưa, khi ta còn ở nhà. Tranh nhau kể, tranh nhau nói. Cười đó mà buồn buồn tủi tủi. Mùi bánh chưng luộc nồng nồng, ngái ngái nhắc nhớ lại những ngày bé, ngồi canh nồi bánh chưng to đùng với cô bạn cùng xóm. Đun nước tắm với hạt mùi lần lượt cho mọi người trong nhà tắm. Tối đến thủ sẵn mấy củ khoai, củ sắn, vừa nướng ăn vừa thủ thỉ đủ thứ chuyện trên đời.

Tết nơi xứ người: Ấm áp hồn quê trong tim - anh 2

Năm nay, cô bạn thân cũng gọi điện, hẹn hò trước cả mấy tháng “Chị ơi, mình tổ chức gọi bánh chưng đi, nhân tiện lâu lắm rồi không gặp nhau. Em có mấy cô người bạn Nhật, họ cũng muốn học gói bánh chưng chị ạ”.

Lúc mới sang Nhật Bản, khi nói “Tôi là người Việt Nam” thì không ít người hỏi “Thế cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc chưa?”, hay “Hai em Việt-chan và Đức-chan thế nào rồi? “ (Chan là từ tiếng Nhật, dùng để gọi trẻ em một cách thân mật). Dần dà, những từ “thuyền nhân”, “chiến tranh” đã dần bị quên đi, thay vào đó là những từ như “Áo dài đẹp lắm”, “Phở rất ngon”, “Tôi thích nem rán”... trở nên quen thuộc. Thế nhưng “bánh chưng” thì khác, món ăn mà không phải là món ăn. Đã có mấy ai biết và thích, trừ những người thật sự yêu thích và quan tâm nhiều tới Việt Nam. Vậy mà nay có người không những thích ăn bánh chưng mà lại còn muốn được xem gói và học gói nữa. Thế mới biết 25 năm là một quãng thời gian dài tới mức nào!

Lá dong không có, nhưng lá chuối thì sẵn do nhiều người châu Á sinh sống ở Nhật Bản cần có lá chuối để chế biến nhiều món ăn của nước mình. Vả lại Nhật Bản tuy là nước ôn đới nhưng lại có đảo Okinawa nằm ở phía Nam, được coi gần như là nhiệt đới nên rất sẵn lá chuối. Chỉ hơi đắt một chút, 1.000 yên/một cân. Nhưng không sao, cả năm có một lần gói bánh chưng. Xa xỉ tí cho hên cả năm.

Mọi thứ chuẩn bị đã xong xuôi, cô bạn gần tuổi mình nhất thì cũng đôi khi gói nhưng ngồi gói được một cái thì “em không gói bằng tay bao giờ nên chịu thôi”. Cô em khác, trẻ hơn một chút thì “Ngày nhỏ toàn má em gói, em chỉ chạy loanh quanh thôi chị. Chị cho em chụp cái ảnh làm kỷ niệm cái...”. Còn mấy em nhỏ hơn hẳn thì thậm chí không có quan tâm gì tới cái chiếu có đám lá chuối xanh đã luộc mềm, có cái rá đựng đậu vàng ươm, gạo nếp trắng đã xóc muối và nồi thịt ba chỉ đã ướp tiêu mắm thơm nồng nàn. Cuối cùng chỉ còn ba cô người Nhật là mặc tạp dề đàng hoàng, tay áo xắn lên, ngồi bắt chân vòng tròn cho giống “cô giáo” (cách gọi của người Nhật đối với người dạy một cái gì đó) dù phụ nữ Nhật Bản thường chỉ có ngồi hai chân gập ra đằng sau hoặc ngồi gập hai hai chân sang bên, chứ không bao giờ được phép ngồi khoanh chân bằng tròn, vì đó là cách ngồi của nam giới. “Cô ơi, lá đặt thế này được chưa?”, “Cô ơi, sao cái bánh nó lại ra hình chữ nhật như vậy?”, rồi “Cô ơi, cái này không thể gói được nữa, cứu em với!” ... Rộn ràng cả chiếu bánh chưng.

Tết nơi xứ người: Ấm áp hồn quê trong tim - anh 3

Một giờ trôi qua, những tiếng gọi “kêu cứu” đã lắng xuống, chỉ còn tiếng xúc gạo soạt soạt, tiếng bẻ lá và buộc dây và tiếng cười nhẹ mãn nguyện “Xong. Cái này vuông và đẹp hơn nhiều rồi!” , “Để tận sang năm chắc quên mất, độ hai tháng nữa, cây chuối nhà mình ra lá, mình sẽ gói tiếp cho khỏi quên”. Ô, lại có cả cây chuối nữa kia à? Vâng, em muốn gói bánh chưng nên năm ngoái đi ngang qua công viên thấy có bụi chuối mọc dại, hỏi xin người ta đánh cho mấy cây. Năm nay đã lớn lắm rồi. Nhưng mùa này lạnh nó trụi hết lá. Chỉ độ mấy tháng nữa ấm là có lá thôi. Khi có tình yêu, người ta có thể tìm mọi cách để thể hiện tình yêu đó.

Giờ thì nồi bánh chưng đã sôi. Trong khi chờ đợi, chủ nhà mang ra nào gỏi bắp cải trộn tôm thịt, nào bánh phồng tôm, nào bún thịt quay, rau thơm, nước chấm... Mùi bánh chưng luộc, mùi nước mắm, rau thơm quyện lẫn tiếng cười nói rộn ràng, tiếng Việt xen lẫn tiếng Nhật làm căn phòng rộng rãi bỗng dưng chật hẳn lại.

Ngoài kia, trời đang lạnh tới dưới âm độ, nhưng trong này, nồi bánh chưng đang đỏ lửa và tiếng cười nói vẫn râm ran tưởng như không bao giờ dứt.

Thế mới hiểu Tết ở đâu cũng là Tết nếu đó là cái Tết trong lòng mình.

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.