Thủ tướng Cộng hòa Ác-mê-ni-a sẽ thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng hòa Ác-mê-ni-a Ni-côn Pa-ni-si-an (Nikol Pashinyan) và Phu nhân sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 04 đến ngày 07 tháng 7 năm 2019.
Thủ tướng Cộng hòa Ác-mê-ni-a sẽ thăm chính thức Việt Nam

Năm 1920, CHXHCN Ác-mê-ni-a ra đời. Năm 1922, Ác-mê-ni-a cùng với Gru-di-a và A-déc-bai-gian thành lập Liên bang CHXHCN Xô Viết Cáp-ca-dơ. Năm 1936 gia nhập Liên bang Xô Viết. Ngày 21/9/1991, sau cuộc trưng cầu dân ý, Ác-mê-ni-a tuyên bố độc lập.

Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 12/2015, Ác-mê-ni-a đã thi hành cải cách hiến pháp, chuyển từ chế độ Cộng hòa Tổng thống sang Cộng hòa Nghị viện. Theo đó, Tổng thống Ác-mê-ni-a sẽ được bầu với nhiệm kỳ 7 năm thay vì 5 năm như trước đây, và không tiến hành bầu cử trực tiếp, mà do các nghị sỹ quốc hội bầu chọn.

Từ giữa những năm 90, Ác-mê-ni-a bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường, tiến hành tư nhân hoá, cải cách hệ thống ngân hàng - tài chính, luật pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sản xuất trong nước. Những năm gần đây, tốc độ phát triển của Ác-mê-ni-a tương đối ổn định, lạm phát thấp.  Ác-mê-ni-a có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng điện tử cao cấp, đồng, dây cáp, thuốc lá, sữa, thịt, rượu cô-nhắc, đồ trang sức; có nhu cầu nhập khẩu: ngũ cốc, đường, sản phẩm công nghệ cao và nhiên liệu.

GDP năm 2017 đạt 11,52 tỷ USD, tăng trưởng 7,5% so với năm 2016. Kim ngạch thương mại cả năm 2017 đạt 6,43 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 4,2 tỷ USD. Nga tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Ác-mê-ni-a với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 21%, còn tỷ trọng nhập khẩu là 31%. Nợ công của Ác-mê-nia-a tăng đáng kể so với thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế (năm 2008 nợ công đạt 1,9 tỷ USD, trong khi nợ công năm 2017 đạt 5,4 tỷ USD).

Là nước nhỏ và nghèo tài nguyên, vị trí địa lý không thuận lợi nên kinh tế Ác-mê-ni-a phát triển chậm hơn một số nước xung quanh, các ngành sản xuất công – nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP, phải phụ thuộc lớn vào các nguồn nguyên liệu sản xuất bên ngoài, đặc biệt là năng lượng, bị hai nước láng giềng quan trọng là A-déc-bai-gian và Thổ Nhĩ Kỳ cấm vận kinh tế, đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào cộng đồng Ác-mê-ni-a hải ngoại.

Ác-mê-ni-a thực hiện chính sách đa phương, cân bằng, quan hệ với Nga và phương Tây, EU nhằm tranh thủ tối đa đầu tư nước ngoài và vốn để phát triển kinh tế, cũng như đảm bảo an ninh quốc gia. Ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Ác-mê-ni-a là hợp tác khu vực và giải quyết xung đột tại Na-go-nưi Ca-ra-bắc với A-déc-bai-gian.

Ác-mê-ni-a thiết lập quan hệ hợp tác đồng minh với Nga; đẩy mạnh quan hệ với Mỹ; coi hội nhập châu Âu là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, đã ký Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) với EU, tham gia Chương trình Đối tác phương Đông của EU và đang tiến hành đàm phán Hiệp định tự do thương mại toàn diện với EU (DCFTA). Vào tháng 11/2017, Ác-mê-ni-a và EU đã ký Thỏa thuận về đối tác toàn diện và mở rộng Ác-mê-ni-a – EU.

Ác-mê-ni-a là thành viên của hơn 40 tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có Liên hợp quốc, Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG (CIS), Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Hội đồng châu Âu, WTO, Tổ chức hợp tác kinh tế biển Đen, Cộng đồng Pháp ngữ, đồng thời tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác khác như là Phong trào không liên kết, tham gia chương trình “Đối tác vì hòa bình” của NATO. Ác-mê-ni-a đăng cai Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17 vào tháng 10/2018.

Ác-mê-ni-a tham gia vào Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (ODKB), bao gồm Ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-dơ-xtan, Nga, Tát-gi-ki-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan, liên minh quân sự được thành lập trên lãnh thổ các nước Liên Xô cũ dựa trên Hiệp ước An ninh tập thể được ký ngày 15/5/1992. Ngoài ra Ác-mê-ni-a cũng tham gia thiết lập hệ thống phòng không chung cùng với các đồng minh thuộc Liên Xô cũ. Tổng thống Ác-mê-ni-a ký Hiệp ước gia nhập Liên minh Kinh tế Á-Âu vào tháng 10/2014. Ác-mê-ni-a chính thức trở thành thành viên của Liên minh vào tháng 1/2015.

Việt Nam và Ác-mê-ni-a có quan hệ hữu nghị truyền thống, thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 14/7/1992. Ác-mê-ni-a đã mở Đại sứ quán tại Việt Nam tháng 8/2013. Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Ác-mê-ni-a. Quan hệ chính trị giữa hai nước tốt đẹp, không có vấn đề tồn tại cần giải quyết. Hai nước luôn phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Việt Nam và Ác-mê-ni-a có cơ chế Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật, đã họp khóa đầu tiên vào tháng 3/2017 tại Hà Nội.

Do Ác-mê-ni-a là nước nhỏ, địa lý xa xôi, tiềm năng kinh tế không lớn nên quan hệ kinh tế - thương mại với ta còn ở mức thấp. Cả năm 2018, kim ngạch thương mại song phương đạt 3,6 triệu USD/năm, hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, điện thoại và các linh kiện, cà phê…; nhập khẩu không đáng kể. Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan và Ác-mê-nia) đã ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do vào ngày 29/5/2015 tại tỉnh Bu-ra-bai, Ca-dắc-xtan. Hiệp định có hiệu lực từ 05/10/2016./.   

Theo Đảng Cộng sản
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?