Tộc chiến binh dũng mãnh nhất thế giới

[Ngày Nay] - Những chiến binh bộ lạc Gurkha ở Nepal đã tham gia vào hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới trong hơn 2 thế kỷ qua và được coi là siêu chiến binh đáng sợ nhất thế giới. Với chiều cao trung bình chỉ 1,6 m, các chiến binh Gurkha không phải là quá nổi bật, thậm chí còn không giống như người lính.
Tập luyện vác đá chạy 5 km của người Ghurkha. Telegraph.
Tập luyện vác đá chạy 5 km của người Ghurkha. Telegraph.

Nhưng những hiểu lầm đó sẽ nhanh chóng tan biết nếu người ta được tận mắt chứng kiến một đơn vị Gurkha trên chiến trường. Bởi khẩu hiệu của họ từ hàng trăm năm qua luôn là “thà chết còn hơn là sống trong nhục nhã”.

Tên gọi Gurkha bắt nguồn từ một vương quốc tọa lạc ở vùng hẻo lánh phía tây Nepal.

Trước thế kỷ 18, đất nước Nepal là sự chắp vá của các bộ lạc độc lập. Khi đế chế Mughal tan rã, Prithvi Narayan Shah -Vua của người Gurkha, đã chinh phục gần như toàn bộ khu vực Himalaya và bắt đầu mở rộng lãnh thổ sang các vùng đồng bằng ở miền bắc Ấn Độ. Đó cũng là thời điểm người Gurkha bị cuốn vào chiến tranh cách đây hơn 200 năm trước, trong cuộc xâm lược Nepal của Anh.

Sau này, theo hiệp định hòa bình, người Gurkha được phép gia nhập đội quân thuộc Công ty Đông Ấn Anh. Đây là tập đoàn kiểm soát hoạt động khai thác thuộc địa của Anh ở nước ngoài. Kể từ đó, 200.000 chiến binh Gurkha đã chiến đấu trên tất cả các điểm nóng trên thế giới, bao gồm hai cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh Afghanistan và thậm chí cuộc chiến tranh Falklands năm 1982.

Tộc chiến binh dũng mãnh nhất thế giới ảnh 1

Chiến binh Ghurkha từng là nỗi khiếp sợ trong hai cuộc thế chiến. Getty

Rất nhiều chiến binh Gurkha đã khiến cho lực lượng quân đội các nước trên thế giới phải nể phục vì ý chí chiến đấu, tinh thần quật cường, không lùi bước trước khó khăn mà họ phải đối mặt trong Thế chiến 2.

Bhanbhagta Gurung là một trong những người lính Gurkha nổi tiếng nhất, minh chứng rõ nhất cho sự gan dạ và thiện chiến của những binh sĩ này. Một mình Bhanbhagta đã quét sạch cả một cứ điểm phòng thủ trên đồi của quân Nhật, bất chấp những mối đe dọa như lựu đạn, súng bắn tỉa, súng máy từ đối phương.

Ngày nay, người Gurkha không chỉ phục vụ trong quân đội Anh mà các nước Singapore, Malaysia, Ấn Độ cũng tuyển chọn chiến binh Gurkha vào quân ngũ, lực lượng cảnh sát.

Mặc dù là chiến binh chiến đấu quả cảm và kiên cường nhưng có tới 43.000 người Gurkha thiệt mạng trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Những chiến công của người Gurkha vẫn còn được ghi nhận cho đến nay. Nữ hoàng Anh đã trao 26 huân chương Chữ thập Victoria, phần thưởng cao quý của Nữ hoàng Anh dành cho các đơn vị Gurkha.

Tộc chiến binh dũng mãnh nhất thế giới ảnh 2

Ảnh nhỏ: Kukri - vũ khí của chiến binh Ghurkha.

Ngày nay, quy định tuyển chọn chiến binh Gurkha cũng dễ dàng hơn khi chỉ cần là công dân Nepal. Gần 28.000 ứng viên Gurkha cạnh tranh với nhau mỗi năm để chọn ra 200 người ưu tú nhất. Tiêu chuẩn để tham gia đơn vị Gurkha là thanh niên ở độ tuổi từ 17-21 và một hộ chiếu để chứng minh họ là công dân Nepal. Những chàng trai này cũng phải cao ít nhất 1,58 m.

Những ứng viên trúng tuyển sẽ được đưa tới cơ sở đào tạo nằm trên một cánh đồng hoang tại làng Catterick, Anh. Đây là nơi nổi tiếng với những cơn gió lạnh và mùa đông khắc nghiệt. Các chiến binh sẽ tập luyện tại đây trong những tháng lạnh giá nhất trong năm để rèn luyện sức chịu đựng.

Mỗi chiến binh Gurkha luôn mang theo bên người một con dao quắm truyền thống, còn được gọi là “kukri”.

Truyền thuyết kể rằng, một khi được rút ra ngoài, con dao dài 45 cm này bắt buộc phải được “tắm máu”. Nếu như chiến binh Gurkha thất bại trong việc lấy máu kẻ thù, anh ta sẽ phải tự trừng phạt bằng chính máu của mình, trước khi được phép thu dao.

Trải qua thời gian, công nghệ và trang thiết bị vũ khí ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong quân đội, cũng là lúc tương lai của các chiến binh Gurkha ngày càng trở nên bất định. Số lượng chiến binh Gurkha đã bị cắt giảm do ngân sách hạn chế, từ 13.000 người vào năm 1994 xuống còn 3.000 người vào năm ngoái.

Bên cạnh đó, có những thông tin nói rằng chiến binh Gurkha dù huấn luyện cũng như đảm nhiệm công việc gian khổ nhưng chỉ nhận mức lương 50 USD/tháng, còn binh sĩ Anh hưởng mức tiêu chuẩn hơn 1.000 USD/tháng.

Nepal cũng không phải thành viên trong Khối thịnh vượng chung (Commonwealth) nên giới chức Anh lo ngại về làn sóng 36.000 cựu chiến binh Gurkha có thể chuyển đến Anh sinh sống, gây ảnh hưởng đến vấn đề nhập cư và an sinh xã hội.

Nhưng dù tương lai của chiến binh Gurkha đang trở nên bất định, họ vẫn luôn được ghi nhận trong lịch sử là những siêu chiến binh đáng sợ và kiên cường nhất thế giới.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.