Dịch Covid-19 đe dọa tới nền kinh tế Triều Tiên

(Ngày Nay) - Hệ thống y tế của Triều Tiên nhiều khả năng không được trang bị đầy đủ để đối phó với đại dịch Covid-19, trong bối cảnh dịch bệnh này đang bùng phát dữ dội tại Trung Quốc và có nguy cơ lây lan sang quốc gia láng giềng.
Hai cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua biên giới Trung Quốc-Triều Tiên. Ảnh: AP
Hai cây cầu đường bộ và đường sắt bắc qua biên giới Trung Quốc-Triều Tiên. Ảnh: AP

Triều Tiên, quốc gia có chung đường biên giới trên bộ dài 1.500km với Trung Quốc, hiện vẫn chưa báo cáo bất kỳ trường hợp nhiễm Covid-19 nào, vốn đã bùng phát tại ít nhất 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới kể từ lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái.

Kee Park, một giảng viên tại Trường Y Harvard, người đã thực hiện nhiều chuyến đi cứu trợ nhân đạo tới Triều Tiên, cho biết đất nước này sẽ phải vật lộn để xử lý một ổ dịch do hệ thống y tế có phần lạc hậu trong bối cảnh nền kinh tế không thể phát triển do các lệnh trừng phạt quốc tế và chính sách "bế quan tỏa cảng" với phần lớn thế giới.

"Có lẽ họ có đủ năng lực để phát hiện và điều trị một số lượng nhỏ các trường hợp, nhưng một ổ dịch có thể dễ dàng làm quá tải hệ thống y tế", Park cho biết. "Nguồn cung y tế quan trọng sẽ rất khó nhập khẩu và các thiết bị quan trọng không thể sửa chữa do khó khăn trong việc mua sắm các bộ phận".

Dịch Covid-19 đe dọa tới nền kinh tế Triều Tiên ảnh 1

Nhân viên của Ủy ban Quản lý Chất lượng Nhà nước trong trang phục bảo hộ đang phuc thuốc khử trùng tại sân bay Bình Nhưỡng. Ảnh: AP

Ông Nagi Shafik, cựu giám đốc dự án của văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Bình Nhưỡng, cho biết hệ thống y tế Triều Tiên không được trang bị đầy đủ và sẽ cần các vật tư như khẩu trang, vaccine và kháng sinh.

"Tại Triều Tiên, nhiều phụ nữ và trẻ em bị suy dinh dưỡng, đây là những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khiến con người dễ bị nhiễm bệnh hơn", ông Shafik nói. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hơn 40% dân số ở Triều Tiên bị suy dinh dưỡng.

Ủy ban Trừng phạt của Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba cho biết đã sẵn sàng cấp các nhóm cứu trợ nhân đạo các miễn trừ hạn chế để có thể nhập khẩu thiết bị y tế như xe cứu thương, máy khử trùng và máy X-quang vào Triều Tiên.

Ông Song In Bom - một quan chức của Bộ Y tế Triều Tiên, vào tuần trước tuyên bố trên truyền hình rằng nước này hiện chưa có bất kỳ trường hợp nhiễm Covid-19 nào, đồng thời cảnh báo rằng nhận thức của người dân là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Dịch Covid-19 đe dọa tới nền kinh tế Triều Tiên ảnh 2

Quan chức Bộ Y tế Triều Tiên Kim Dong Gun nói về những nỗ lực của đất nước trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trên truyền hình. Ảnh: AP

Triều Tiên đã phản ứng với dịch Covid-19 bằng cách cấm tất cả khách du lịch tới từ Trung Quốc, đình chỉ hệ thống đường bộ và đường sắt với quốc gia láng giềng và áp dụng kiểm dịch một tháng đối với tất cả người nước ngoài đến từ Trung Quốc.

Chính quyền Bình Nhưỡng cũng đã đặt ra những hạn chế tương tự trong các đợt bùng phát Ebola, Mers và Sars trước đây.

Việc cắt đứt giao thông với Trung Quốc có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào đất nước Đông Á này, vốn đang trong giai đoạn phát triển kinh tế sau nhiều năm hứng chịu các đòn trừng phạt kinh tế.

Dịch Covid-19 đe dọa tới nền kinh tế Triều Tiên ảnh 3

90% lượng giao dịch hàng hóa của Triều Tiên là với Trung Quốc, việc đóng cửa các tuyến đường bộ và đường sắt có thể đe dọa tới nền kinh tế Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Cho đến nay, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.100 người và làm hơn 45.000 người mắc bệnh, hầu hết trong số đó ở Trung Quốc. Các tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh giáp ranh với Triều Tiên, đã xác nhận khoảng 200 trường hợp.

Đại diện WHO tại Triều Tiên Edwin Ceniza Salvador cho biết hôm thứ Ba rằng cơ quan y tế toàn cầu đang hợp tác với chính phủ nước này để đối phó với dịch bệnh và theo yêu cầu của họ đã cung cấp các tác nhân hóa học để kiểm tra virus và các vật tư như kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ.

"Triều Tiên, giống như các quốc gia khác, đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ sức khỏe của người dân", ông Salvador nói.

Theo SCMP
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.