Tránh lạm thu khi tăng học phí đại học

Dự kiến, mức trần học phí mới của các cơ sở đào tạo đại học (ĐH) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn từ năm học 2015 - 2016 đến 2020 - 2021 sẽ tăng lên đáng kể. Vấn đề đặt ra, mức học phí tăng cần tính đến việc tăng mức hỗ trợ sinh viên nghèo và các trường, thay vì chạy theo lợi ích kinh tế phải nâng cao chất lượng đào tạo…
Tránh lạm thu khi tăng học phí đại học

Học phí đại học tăng từ năm học 2015 – 2016

Quy định của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 hết hiệu lực sau năm học 2014-2015. Vì vậy, ngành giáo dục đang xây dựng khung phí đối với giáo dục cho giai đoạn 2016 - 2020.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã trình Chính phủ dự thảo nghị định về mức trần học phí mới của các cơ sở đào tạo đại học (ĐH) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn từ 2015 - 2016 đến 2020 - 2021. Theo đó, mức trần học phí ĐH tại trường công lập đại trà (không tự chủ tài chính) vẫn tính theo ba nhóm ngành nghề như quy định trước đây gồm: Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục - thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch; y dược.

Tránh lạm thu khi tăng học phí đại học - anh 1

Học phí đại học tăng từ năm học 2015 – 2016

Mức tăng học phí giai đoạn mới của tất cả nhóm ngành nghề đều ở mức 10% mỗi năm tính từ mức trần học phí năm học 2014 - 2015. Cụ thể, học phí ĐH tại trường công lập năm học 2015 - 2016 sẽ dao động 605.000 - 880.000 đồng/tháng tùy nhóm ngành nghề. Với mỗi năm học kéo dài 10 tháng, mỗi sinh viên sẽ đóng 6 - 8,8 triệu đồng.

Đối với các trường tự chủ tài chính, mức trần học phí cũng được phân theo nhóm ngành nghề. Theo đó, mức học phí bình quân tối đa chương trình đại trà trình độ ĐH hệ chính quy mà các trường được phép thu dao động trong khoảng 11,5 - 16 triệu đồng (năm học 2015 - 2016). Mức trần tối đa nhóm ngành kinh tế cho năm học 2015 - 2016 là 17,5 triệu đồng (năm học 10 tháng). Các nhóm ngành nghề khác cao hơn, riêng nhóm ngành y dược được đề xuất tối đa lên tới 45 triệu đồng/năm.

Nhóm Đối thoại giáo dục (VED) do GS Ngô Bảo Châu chủ trì đưa ra nhận định rằng, mức học phí cho các trường ĐH công lập Việt Nam hiện nay đang rất thấp. Phần lớn các trường ĐH công (trừ một số trường tự chủ tài chính) đang đặt mức học phí theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP, trong đó học phí bị khống chế mức trần (từ 5.5 - 8 triệu đồng/sinh viên/năm cho năm học 2014 - 2015). VED cũng cho rằng hiện nay mức đầu tư của Nhà nước cho các trường công còn rất thấp. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2010, đầu tư cho giáo dục ĐH của Việt Nam chiếm 14% đầu tư của ngân sách nhà nước cho giáo dục. So GDP thì tỷ lệ đầu tư công cho giáo dục ĐH là 0,9%. GDP của Việt Nam lại ở mức thấp. Ở châu Âu mức chi của nhà nước cho ĐH trung bình là 1,1% GDP (cộng với 0,2% từ khu vực tư nhân). Mỹ thì đang chi 2% GDP cho ĐH (1% từ nhà nước).

Sinh viên khó khăn

Học phí tăng khiến nhiều SV, nhất là những sinh viên sống xa gia đình, phải thuê nhà trọ gặp không ít khó khăn. Nguyễn Mạnh Tài, sinh viên năm thứ nhất, khóa 56 Khoa Tiếng Anh thương mại, ĐH Kinh tế Quốc dân, than thở: “Nhà trường tăng học phí khiến em và nhiều bạn đã tính đến chuyện có học tiếp hay không? Nhà em ở quê, bố mẹ làm ruộng thu nhập thấp. Ngoài tiền ký túc xá 200.000 đồng/tháng, mỗi tháng bố mẹ gửi 1,2 triệu đồng để em chi tiêu nhưng vẫn chẳng đủ”.

Nhiều phụ huynh khi biết việc các trường tăng học phí cũng như ngồi trên đống lửa. Mỗi tháng, anh Nguyễn Văn Hòe (Việt Yên, Bắc Giang) phải gửi ít nhất bốn triệu đồng cho hai con đang theo học ĐH ở Hà Nội, đó là chưa tính tiền học phí mỗi học kỳ hai cháu phải nộp trên dưới 10 triệu đồng. Anh Hòe cho biết, các cháu cũng phải chi tiêu hết sức tiết kiệm mới đủ trả tiền phòng trọ và ăn uống sinh hoạt. “Giờ tăng học phí nữa chắc vợ chồng tôi khó mà trụ được. Năm nào gia đình cũng phải vay vốn sinh viên, vay quỹ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... và cật lực cày cấy thuê cho người ta”, anh Hòe than thở.

Cũng vì lo vấn đề học phí, em Nguyễn Lệ Chi (Gia Bình, Bắc Ninh) đã từ bỏ ước mơ trở thành kỹ sư sinh học để nộp hồ sơ vào ĐH Sư phạm II (Vĩnh Phúc, Hà Nội). Chi cho biết: “Anh trai em đang theo học Trường ĐH Bách khoa, học theo tín chỉ mỗi năm cũng khá tốn kém. Anh trai em còn hai năm nữa mới ra trường. Số tiền vay ưu đãi sinh viên đã lên tới 30 - 40 triệu đồng rồi. Gia đình em chỉ làm nông nghiệp, vì vậy, em quyết định chọn trường được miễn học phí”.

Theo nghiên cứu của VED, hiện nay học bổng cho sinh viên nghèo ở nước ta đã có nhưng không đáng kể. Về tín dụng, từ năm 2007 Nhà nước đã ban hành chương trình tín dụng sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và giảm được một phần gánh nặng cho một số sinh viên nghèo. Tuy vậy, nhược điểm của chương trình này là mức cho vay thấp, chỉ đủ chi trả một phần chi phí sinh hoạt, học phí của sinh viên. Mặt khác, vì đối tượng cho vay dàn trải, chưa áp dụng hình thức điều chỉnh mức cho vay theo khả năng tài chính và năng lực học tập của sinh viên, cho nên Chương trình 157 chưa thật sự hỗ trợ được sinh viên nghèo, có học lực, có đủ khả năng chi trả cho việc đi học ĐH.

Cần công khai, minh bạch

Hiện nay nguồn thu của các trường tự chủ tài chính chủ yếu vẫn là từ học phí được quyết định bởi hai yếu tố là chỉ tiêu đào tạo và mức thu. Vì vậy, nhiều trường ĐH phải co kéo, “lấy ngắn nuôi dài” như thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài để lấy kinh phí bù cho các chương trình đào tạo chính quy. Trong điều kiện ấy, việc tăng học phí là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là học phí tăng, chất lượng giáo dục có tăng tương ứng?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT từng thừa nhận chất lượng đào tạo hệ ĐH còn thấp, nội dung đào tạo còn nặng về truyền thụ lý thuyết một chiều, nhẹ về thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên. Những hạn chế này dẫn đến một hệ lụy là nhiều sinh viên ra trường khó tìm được việc làm.

PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT, cho rằng chưa hẳn học phí nhiều thì chất lượng đào tạo tăng. Trong điều kiện thiếu thông tin như hiện nay, người học khó có thể được bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường tương xứng số tiền họ bỏ ra. Vì thế, điều đầu tiên khi tăng học phí là cần phải minh bạch, không được để xảy ra tình trạng trường lợi dụng “tự chủ” để lạm thu.

Nhà nước phải yêu cầu các trường làm rõ cơ sở của mức tăng học phí mới, đặc biệt là các trường tự chủ tài chính. Thí dụ, trước đây học phí cũ thế nào, trường được Nhà nước cấp định mức trên đầu sinh viên bao nhiêu; nay tự chủ, học phí mới gồm những khoản chi gì… Vấn đề này phải công khai hóa trên internet”, PGS Trần Xuân Nhĩ đề xuất.

Một chuyên gia giáo dục cũng lo lắng rằng việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH nếu làm không đến nơi đến chốn sẽ dẫn đến hiện tượng lợi ích nhóm. Bởi lẽ, khi các trường chạy theo lợi ích kinh tế bằng cách tuyển chọn càng nhiều người học càng tốt nhưng lại sao lãng nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy thì sẽ chẳng khác nào “đem con bỏ chợ”. “Việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ phải gắn với quyền tự chịu trách nhiệm. Điều này có nghĩa là tự chủ phải dựa trên các tiêu chí về quản lý, năng lực và chất lượng. Trường nào có chất lượng giáo dục tốt, có khả năng tài chính thì sẽ được giao quyền tự chủ nhiều hơn và ngược lại. Quyền tự chủ về tài chính gắn với những nhiệm vụ được giao thì sẽ thúc đẩy các trường phải bảo đảm chất lượng đào tạo, tự chịu trách nhiệm trước những hệ quả đào tạo của mình đối với xã hội”, chuyên gia này phân tích.

PGS Trần Xuân Nhĩ cũng đề xuất, cùng với việc tính học phí theo đúng chi phí đào tạo, Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách cho vay vốn không lấy lãi dài hạn hay cấp học bổng để giúp sinh viên nghèo có cơ hội học tập. Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, cho biết bên cạnh việc các trường tăng học phí, Nhà nước cũng có chính sách học phí cho các đối tượng chính sách, sinh viên nghèo. Bên cạnh đó là chính sách vay tín dụng cho tất cả sinh viên với lãi suất thấp. Nếu học phí nâng lên thì mức vay tín dụng cũng được nâng lên.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Học phí Đại học các ngành Y dược có thể lên tới hơn 50 triệu đồng/năm

- Bí quyết học ngoại ngữ của quán quân Olympic tiếng Anh THCS

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.