Thông báo cho hay, quận Tây Sa quản lý các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Hoàng Sa (Bắc Kinh gọi là Tây Sa) và các vùng biển gần kề, đồng thời hoạt động như một cơ quan hành chính tạm quyền quản lý các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Trung Sa và các vùng biển gần kề. Chính quyền quận này được đặt ở đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng).
Trong khi đó, quận Nam Sa quản lý các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (Bắc Kinh gọi là Nam Sa) và các vùng nước gần kề. Chính quyền quận này được đặt trên đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là đá Vĩnh Thử)./.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên tiếp khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực. Nỗ lực cùng các nước của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông giữa Asean và Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng từng nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 26/3.