Sử dụng sóng địa chấn để lập bản đồ cấu trúc của máng, nhóm nghiên cứu tìm thấy một túi khí khổng lồ rộng ít nhất 4km và có khả năng chứa hơn 100 triệu tấn CO2, methane hoặc kết hợp của cả hai.
Khối khí khổng lồ dưới đáy biển này có thể đại diện cho một nguồn khí tự nhiên chưa được khai thác hoặc đó là một quả bom phát thải khí nhà kính đang chờ để nổi lên bề mặt, các nhà nghiên cứu viết.
Đồng tác giả nghiên cứu Takeshi Tsuji, thuộc Viện nghiên cứu năng lượng carbon của Đại học Kyushu, cho biết: "Nếu tất cả là CO2 thì tôi ước tính khoảng 50 triệu tấn. Lượng khí này tương đương với lượng khí thải CO2 hàng năm của tất cả các xe ô tô tư nhân tại Nhật Bản”.
Để đo đạc, Tsuji và các đồng nghiệp của mình đi thuyền qua phần trung tâm của máng, sau đó sử dụng súng hơi đặc biệt để tạo ra sóng địa chấn từ nhiều góc độ khác nhau. Bằng cách đo lường những con sóng này thay đổi như thế nào khi chúng đi qua đáy biển, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một hồ sơ sơ bộ về thế giới ẩn bên dưới đáy biển.
"Các sóng áp lực địa chấn thường di chuyển chậm hơn qua các chất khí hơn là qua chất rắn. Do đó, bằng cách ước tính vận tốc của sóng áp lực địa chấn xuyên qua mặt đất, chúng ta có thể xác định các hồ chứa khí ngầm và thậm chí có được thông tin về mức độ bão hòa của chúng", đồng tác giả nghiên cứu, ông Schwar Hendriyana, một nhà nghiên cứu khác tại Viện nghiên cứu năng lượng cho biết.
Vận tốc sóng chậm lại đáng kể trên một khu vực rộng ở phần giữa của máng, cho thấy một túi khí lớn. Nhóm nghiên cứu ước tính rằng chiều rộng của túi, nhưng không thể tính được độ sâu chính xác.
Với dữ liệu hiện tại, các nhà nghiên cứu không thể xác định được liệu khí đang nghi vấn là CO2 hay methane, điều này khiến cho ý nghĩa của phát hiện này có chút gây nghi ngờ.
Nếu đó là khí methane, nó có thể là một nguồn tài nguyên quan trọng. Tuy nhiên, nếu túi khí bí ẩn dưới biển chủ yếu là CO2, nó có thể có tác động thậm chí còn lớn hơn đối với vấn đề biến đổi khí hậu nếu “thoát” ra.