Tướng Trung Quốc gợi ý cách quản trị Đài Loan hậu thống nhất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mới đây, trung tướng He Lei thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khẳng định Đài Loan có thể tự đề xuất các ý tưởng quản trị sau khi thống nhất với Trung Quốc đại lục, miễn là không vi phạm nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Tướng Trung Quốc gợi ý cách quản trị Đài Loan hậu thống nhất

“Điều quan trọng bây giờ là tìm giải pháp mới cho giải pháp 'hai chế độ' để hệ thống 'một quốc gia, hai chế độ' có thể áp dụng cho Đài Loan", tướng He Lei cho biết bên lề hội nghị Đối thoại Shangri-La tại Singapore vừa qua.

Trước đó, ông He Lei được đặt câu hỏi về cách chính quyền Bắc Kinh có thể thống nhất hai bờ eo biển một cách yên ổn, cũng như khẳng định rằng “những người khôn ngoan ở Đài Loan có thể đưa ra đề xuất của họ”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra đề xuất tương tự vào 4 năm trước, khi ông chủ trì một phiên họp kỷ niệm ở Bắc Kinh về việc thống nhất với Đài Loan.

Cựu quan chức quân sự cấp cao Đài Loan Yang Nien-dzu cho biết phát biểu của ông He Lei đã nhấn mạnh "hố sâu" nhận thức giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.

“Công thức ‘một quốc gia, hai chế độ’ của Bắc Kinh không thể tồn tại ở Đài Loan và người dân Đài Loan tin rằng đây chỉ là một mánh khóe của đại lục", ông Yang nói.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai cuối cùng cần phải được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết. Chính quyền đại lục đã nhấn mạnh rằng Bắc Kinh muốn thống nhất hòa bình theo nguyên tắc “một Trung Quốc”, trong đó tuyên bố rằng đại lục và Đài Loan là một quốc gia.

Đặc biệt, chính quyền Bắc kinh cũng đã nói rõ rằng họ sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào hòn đảo 24 triệu dân này.

Về phần mình, ông He Lei cho rằng vấn đề Đài Loan là "sự tiếp tục của cuộc nội chiến ở Trung Quốc", vốn kết thúc vào năm 1949.

“Đài Loan là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và nó là sự tiếp nối của cuộc nội chiến”, ông He nói. “Đây là lý do tại sao quân đội Trung Quốc được gọi là Quân Giải phóng Nhân dân – bởi Đài Loan vẫn chưa được giải phóng và Trung Quốc chưa thống nhất".

Cũng theo ông He, chính quyền của bà Thái Anh Văn muốn thúc đẩy Đài Loan độc lập và kêu gọi sự can thiệp của nước ngoài. “Đây là lý do tại sao chúng tôi không thể từ bỏ việc sử dụng vũ lực. Chúng tôi vẫn đang chiến đấu trong cuộc chiến tranh giải phóng", vị chiến lược gia quân sự cho biết.

Mối quan hệ xuyên eo biển Đài Loan đã xuống mức thấp nhất kể từ khi bà Thái Anh Văn với đường lối ủng hộ độc lập được bầu làm lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016 và giành được nhiệm kỳ thứ hai cách đây 3 năm.

Đài Loan sẽ bước vào cuộc bầu cử vào đầu năm sau và quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan một lần nữa trở thành chủ đề "nóng" nhất trong dư luận hòn đảo và thế giới.

Giáo sư Chang Ya-chung từ Đại học Quốc gia Đài Loan chỉ ra rằng hệ thống “một quốc gia, hai chế độ” đã không nhận ra thực tế rằng Đài Loan là một thực thể độc lập.

“Nếu lập trường của Bắc Kinh là cuộc nội chiến vẫn chưa kết thúc, thì họ sẽ cần một giải pháp ba bước để thống nhất và bước đầu tiên sẽ là một thỏa thuận hòa bình để chấm dứt sự thù địch xuyên eo biển", giáo sư Chang nói. “Điều này sẽ giúp mở đường cho các cuộc đàm phán thống nhất, và bước cuối cùng là thảo luận về hệ thống chính trị mà Đài Loan có thể áp dụng".

Theo SCMP
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...