Singapore thu hút dòng vốn đầu tư từ Đài Loan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo dữ liệu chính thức, dòng tiền đầu tư từ Đài Loan chảy vào Singapore liên tục tăng trong 2 năm qua. Điều này phản ánh mối lo của các doanh nghiệp Đài Loan trong bối cảnh quan hệ với đại lục trở nên căng thẳng.
Singapore thu hút dòng vốn đầu tư từ Đài Loan

Vào năm 2020, Singapore mới chỉ thu hút khoảng 2,8 tỷ USD dòng vốn từ Đài Loan. Nhưng con số này dần tăng lên 5,4 tỷ USD vào năm 2021 và 4,5 tỷ USD vào năm ngoái, theo Cục Thống kê Singapore.

Ông Kent Chong, giám đốc điều hành của công ty đầu tư PwC Legal ở Đài Bắc, người cung cấp dịch vụ đưa dòng tiền ra khỏi Đài Loan, nhận định: “Ở Đài Loan, tâm lý bất an đang ngày càng lan rộng, do mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. Nhiều người lo lắng về tài sản của mình".

Theo ông Chong, các quỹ đầu tư, công ty và doanh nhân Đài Loan muốn gửi tiền ở Singapore hơn các quốc gia khác vì họ tin rằng quốc đảo Đông Nam Á này “trung lập” về mặt chính trị và có thể cung cấp khả năng cư trú nếu cần thiết.

Wang Wei-chieh, một nhà phân tích các vấn đề đối ngoại tại Đài Loan, cho biết việc chuyển dòng vốn sang Singapore có thể đã bắt đầu từ khi chính phủ Trung Quốc tiến hành chiến lược kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt.

Từ những năm 1980, các nhà đầu tư Đài Loan đã coi Trung Quốc là nơi sản xuất hàng hóa cho thị trường đại lục hoặc để tái xuất khẩu sang các nước khác.

Nhưng các đợt phong tỏa kéo dài xuất hiện kể từ đầu năm 2020 và một lần nữa vào năm 2022 khiến các nhà máy gặp khó khăn và làm chậm quá trình vận chuyển hàng hóa.

“Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng đằng sau những tính toán của các nhà đầu tư”, ông Wang nói.

Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan đã gia tăng trong những năm gần đây và lên đến đỉnh điểm vào tháng 8 năm ngoái, khi cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc. Đáp trả lại, quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận quanh đảo Đài Loan và các lệnh trừng phạt thương mại đối với hàng xuất khẩu của Đài Bắc.

Phòng Thương mại Mỹ cho biết nhiều nhà điều hành doanh nghiệp nước ngoài tại Đài Loan đã có sẵn các kế hoạch dự phòng trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung QUốc.

Theo Wen Wei Tan, một nhà phân tích tại công ty dự báo Economist Intelligence Unit, Singapore có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư Đài Loan trước hết là khoảng cách địa lý gần gũi, vai trò của quốc đảo này trong chuỗi cung ứng đang phát triển ở Đông Nam Á và sở hữu bộ máy chính quyền ít tham nhũng.

Chuyên gia kinh tế Song Seng Wun cho biết một số nhà đầu tư nước ngoài đến Singapore để mua tài sản cố định, chẳng hạn như nhà máy, ở các nước láng giềng Malaysia hoặc Indonesia.

Phát ngôn viên của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cho biết nước này thu hút vốn nước ngoài vì “chính sách rõ ràng và danh tiếng là một quốc gia ổn định và trung lập”.

Louis Liu, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của văn phòng đầu tư gia đình Mimesis Capital có trụ sở tại Đài Loan, cho biết ông đang cân nhắc mở tài khoản tại Singapore vì “nhu cầu” ở Đông Nam Á, đồng thời cũng nhận thấy cơ hội trong hoạt động thương mại xuyên biên giới tại châu Á.

Dữ liệu chính thức cho thấy người Trung Quốc đại lục cũng tăng cường đổ tiền vào Singapore trong hai năm qua.

Đầu tư trực tiếp vào nước ngoài từ các cá nhân và tổ chức Trung Quốc đại lục đạt 8,7 tỷ đô la Singapore (6,5 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2021 và 9,28 tỷ đô la Singapore vào năm ngoái, tăng từ mức chỉ 2,19 tỷ đô la Singapore vào năm 2020.

Các nhà đầu tư từ Hồng Kông cũng đầu tư hơn 10 tỷ đô la Singapore vào năm ngoái, tăng từ 3,45 tỷ đô la Singapore vào năm 2021.

Giáo sư tài chính Chen Zhiwu từ Đại học Hồng Kông nhận định: “Chính sách Zero-COVID và hệ quả của việc phong tỏa đã khiến nhiều doanh nhân thành đạt, giàu có và gia đình họ nhận ra rằng hệ thống ở Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều bất ổn đối với hoạt động kinh doanh của họ".

Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn lo lắng về “tổn hại vật chất” trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc dù đã chuyển tiền vào các tài khoản ở Singapore.

Chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với dòng vốn xuyên biên giới, vượt quá mức có thể gây bất ổn cho đồng nhân dân tệ.

“Đó rõ ràng là một câu hỏi mà mọi người nên thử suy nghĩ", giáo sư Chen nói. "Việc kiểm soát tiền tệ của Trung Quốc bây giờ chặt chẽ hơn trước".

Theo SCMP
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.