Vì sao kênh đào Suez lại vô cùng quan trọng với thế giới?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Phải mất 10 năm và cần 1,5 triệu lao động để xây dựng kênh đào Suez vào thế kỷ XIX, nhưng chỉ mất 1 ngày và 1 con tàu khổng lồ khiến nó bị tắc nghẽn. Giờ đây, ngành thương mại hàng hải thế giới đang cảm nhận được những hậu quả không nhỏ từ vụ việc này.
Tàu chở hàng Ever Given mang cờ Panama đang bị mắc kẹt tại kênh đào Suez. (Nguồn: CNES)
Tàu chở hàng Ever Given mang cờ Panama đang bị mắc kẹt tại kênh đào Suez. (Nguồn: CNES)

Kênh đào Suez của Ai Cập, tuyến đường thủy nhân tạo dài 193 km, từng được coi là “điểm nóng” xung đột chính trị tiềm tàng kể từ khi nó được mở cửa vào năm 1869.

Hiện nay, con kênh này là một tuyến vận tải hàng hải quốc tế quan trọng, là tuyến đường lưu thông của 10% thương mại hàng hải quốc tế, có khả năng đón tiếp những siêu tàu chở hàng lớn nhất thế giới.

Giờ đây, kênh đào Suez lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của truyền thông, nhưng vì một lý do khác

Vì sao kênh đào Suez lại vô cùng quan trọng với thế giới? ảnh 1
Hình ảnh vệ tinh từ Maxar Technologies cho thấy tàu chở hàng Ever Given bị mắc kẹt trong Kênh đào Suez ngày 26-3 làm gián đoạn vận chuyển đường thủy toàn cầu. Ảnh: AP.

Những ngày vừa qua, một con tàu container khổng lồ của Nhật Bản mang tên Ever Given, dài 400m nặng 224.000 tấn nằm chắn ngang tuyến đường, khiến hơn 100 tàu thuyền không thể di chuyển và gây chấn động trong ngành thương mại hàng hải thế giới.

Tàu Even Given đang trên hải trình từ Trung Quốc đến cảng Rotterdam của Hà Lan, bị mắc kẹt tại kênh đào Suez vào tối 23/3. Trong một thông báo, công ty vận hành tàu Evergreen Marine có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, tàu Ever Given bị mắc cạn do gặp gió mạnh trong lúc đi qua kênh đào Suez.

Các cuộc điều tra ban đầu đã loại trừ nguyên nhân về lỗi cơ hoặc động cơ khiến tàu bị mắc cạn.

Lịch sử phát triển

Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam, đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập. Con kênh có chiều dài hơn 193km, nối biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ thuộc Ấn Độ Dương.

Đây là tuyến đường vô cùng quan trọng, giúp lưu thông hàng hóa trực tiếp giữa châu Âu và châu Á mà không phải vòng qua châu Phi. Thời gian di chuyển qua con đường thủy này chỉ vào tầm 13-15 giờ, theo GlobalSecurity.org.

Con kênh ban đầu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Pháp, được hình thành khi Ai Cập nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ XIX. Việc xây dựng được bắt đầu ở thành phố Port Said (Ai Cập) vào đầu năm 1859, mất 10 năm để hoàn thành và cần khoảng 1,5 triệu công nhân.

Khi lần đầu tiên đi vào hoạt động năm 1869, kênh đào Suez xuyên biển dài 164km và sâu 8m. Khi đó, nó có thể đón các tàu có trọng tải lên tới khoảng 4.500 tấn ở độ sâu 6,7m - đặc điểm của phần lớn các con tàu trên thế giới vào thời điểm đó.

Thời điểm mới hoạt động, cứ 10 tháng một lần, 20.000 nông dân sẽ được tuyển chọn để giúp xây dựng dự án trong điều kiện làm việc thiếu thốn và trả lương thấp. Nhiều công nhân chết vì bệnh tả và các bệnh khác.

Ngoài ra, việc xáo trộn chính trị ở Ai Cập nhằm chống lại các cường quốc thuộc địa của Anh và Pháp đã làm chậm tiến độ xây dựng kênh đào, và chi phí cuối cùng cao gấp đôi so với dự kiến ban đầu là 50 triệu USD.

Thời gian đầu, Vương quốc Anh là quốc gia quản lý kênh đào. Đến năm 1956, sau nhiều năm đàm phán với Ai Cập, Anh đã chính thức trao lại quyền điều hành cho chính phủ của Tổng thống Gamal Abdel Nasser. Lúc đó, kênh đào Suez có chiều dài 175km và sâu 14m - có thể để tàu chở dầu có tải trọng khoảng 27.000 tấn ở độ sâu 10,7m đi qua.

Năm 2015, kênh đào tiếp tục được mở rộng, nâng chiều dài lên 193,3km và độ sâu là 24m. Hiện tuyến đường này có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải khoảng 217.000 tấn.

Vào năm 2019, lưu lượng tàu qua kênh đào Suez mỗi ngày là khoảng 50 tàu. Dự kiến, lưu lượng này có thể tăng gấp đôi vào năm 2023 nhờ việc mở lưu thông 2 chiều.

Hiện nay, bất chấp nhiều thách thức nội tại và bên ngoài, quốc gia Bắc Phi vẫn đang tiếp tục đặt cược vào dự án mở rộng đầu tư kênh đào Suez, khẳng định vị thế độc tôn của kênh đào này tại khu vực trong nhiều thập niên tiếp theo.

Vì sao kênh đào Suez lại vô cùng quan trọng với thế giới? ảnh 2
Đội cứu hộ tiếp cận siêu tàu chở hàng mắc kẹt ở kênh đào Suez nhưng vẫn chưa xử lý thành công. (Nguồn: AFP)

Những cuộc khủng hoảng trong quá khứ

Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956 đã suýt chút nữa biến thành một cuộc chiến tranh. Táng 7/1956, Tổng thống Nasser tuyên bố sẽ quốc hữu hóa kênh đào, vốn vẫn do các cổ đông châu Âu kiểm soát. Những bước đi tiếp theo của ông Nasser bị Israel cùng các đồng minh phương Tây coi là mối đe dọa tới an ninh khu vực.

Chính vì vậy, Israel đã phối hợp cùng Pháp và Anh mở cuộc chiến để chiếm lấy kênh đào. Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 29/10/1956, với Chiến dịch Kadesh của Israel, sau đó Anh và Pháp cũng đã tham gia.

Như vậy, về mặt quân sự, kế hoạch của Anh-Pháp-Israel đã thành công mỹ mãn. Nhưng về mặt chính trị, đó là một thảm họa. Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh nổ ra rầm rộ ở Anh và Pháp. Các cường quốc khi đó là Mỹ và Liên Xô cũng lên tiếng phản đối và đe dọa trừng phạt liên quân 3 nước. Cuộc khủng hoảng cũng đã khiến con kênh phải đóng cửa một thời gian.

Cuộc chiến chính thức kết thúc vào đầu năm 1957, khi Liên hợp quốc (LHQ) ra nghị quyết kêu gọi ngừng bắn và rút các lực lượng nước ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên LHQ cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới giải quyết cuộc xung đột.

Thiệt hại cho phương Tây là vô cùng lớn. Quan hệ Mỹ-Anh bị tổn hại, và uy tín của Liên Xô được nâng cao. Và thay vì bị lật đổ, Tổng thống Nasser trở thành người hùng của thế giới Arab.

Không lâu sau, kênh đào Suez tiếp tục bị đóng của trong gần một thập kỷ khi cuộc chiến tranh Arab-Israel nổ ra vào năm 1967. Khi đó, tuyến đường này về cơ bản là tiền tuyến giữa lực lượng quân sự Israel và Ai Cập.

14 tàu chở hàng, được gọi là "Hạm đội Vàng", đã bị mắc kẹt trong kênh đào cho đến tận năm 1975. Kể từ đó, kênh đào Suez có vài lần phải ngưng lưu thông do có tàu bị mắc cạn.

Vì sao kênh đào Suez lại vô cùng quan trọng với thế giới? ảnh 3
Việc xây dựng kênh đào Suez bắt đầu vào năm 1859 và mất 10 năm để hoàn thành. (Nguồn: Getty)

Ảnh hưởng toàn cầu

Các hãng truyền thông lớn trong ngày 26/3 đều đưa tin, sau 3 ngày liên tiếp, Ever Given vẫn bị mắc kẹt và hiện vẫn chưa ra được kế hoạch khả quan nhất để giúp giải cứu con tàu.

Theo báo cáo của Conversation Africa, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, công tác giải cứu và làm nổi lại tàu Ever Given là một quy trình phức tạp, đòi hỏi các thiết bị chuyên dụng và có thể mất nhiều thời gian.

Công ty sở hữu Ever Given đang phải đối mặt với việc chi hàng triệu USD tiền bồi thường bảo hiểm và chi phí cho các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp. Trong khi đó, chính phủ Ai Cập cũng đang “đứng ngồi không yên” khi năm 2020, doanh thu từ việc thu phí di chuyển tại kênh đào là 5,61 tỷ USD.

Theo chính phủ quốc gia Bắc Phi, vụ việc này có thể khiến hoạt động giao thương toàn cầu rơi vào kịch bản tồi tệ. Việc nhiều tàu chở dầu bị kẹt lại ở khu vực này được cho là nguyên nhân khiến giá dầu thế giới tăng khoảng 5%.

Vortexa Analytics, nền tảng phân tích dầu khí nhận định, 10 tàu chở dầu và 13 triệu thùng dầu có thể bị ảnh hưởng từ sự gián đoạn hàng hải của kênh đào Suez. Trong khi đó, một quan chức Ai Cập tiết lộ, số tàu ùn ứ phía sau con tàu mắc cạn lên tới hơn 100 và sẽ còn tăng theo thời gian.

Nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa độc lập toàn cầu ICIS cho biết thêm, bất kỳ tác động nào khác đối với hoạt động vận tải hàng hóa sẽ phụ thuộc vào việc kênh đào Suez có thể sớm hoạt động trở lại hay không, đồng thời, sự chậm trễ do giao thương tắc nghẽn có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nguồn cung ở một số thị trường.

Theo Báo Quốc tế
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.