Vụ cán bộ phường bị đánh: Nguyên chủ tịch phường xin thôi nhiệm vụ

(Ngày Nay) - Nguyên Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình, đã có đơn xin thôi làm ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025 và xin thôi làm đại biểu HĐND phường 2016-2021.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 9/7, ông Vũ Xuân Liệu - bí thư Đảng ủy phường Lê Hồng Phong cho biết, ngày 7/7, ông Đặng Xuân Hậu đã có đơn trình Đảng ủy phường Lê Hồng Phong xem xét xin thôi làm ủy viên BCH Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025; xin thôi làm đại biểu HĐND phường 2016-2021.

"Đảng ủy phường đã nhận đơn của ông Hậu và đã tổ chức họp. Tại cuộc họp, tất cả các đại biểu có mặt đều nhất trí với nội dung trong đơn của ông Hậu. Sau khi nhận đơn, Đảng ủy phường cũng đã báo cáo Thường vụ Thành ủy TP Thái Bình để xử lý theo đúng quy trình. Khi có kết quả chúng tôi sẽ thông tin thêm" - ông Liệu cho hay.

Được biết, trong lá đơn gửi Đảng ủy phường Lê Hồng Phong để xin thôi ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025, đồng thời xin thôi làm đại biểu HĐND phường nhiệm kỳ 2016-2021, ông Hậu trình bày trong thời gian bị kỷ luật đã tìm được công việc khác.

Vụ cán bộ phường bị đánh: Nguyên chủ tịch phường xin thôi nhiệm vụ ảnh 1

Ông Đặng Xuân Hậu - nguyên chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, TP Thái Bình. - Ảnh: Tuổi Trẻ

Như Dân Trí đã đưa tin, vào năm 2018, ông Đặng Xuân Hậu khi đó là Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, đồng thời là trưởng ban giảm nghèo của phường bị tố cáo đã ký xác nhận cho 5 trường hợp cán bộ, viên chức đều có kinh tế ổn định, để vay vốn thoát nghèo.

Đặc biệt trong danh sách những người vay vốn thoát nghèo có cả bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt là vợ của ông Hậu được vay 50 triệu đồng. Tất cả những trường hợp vay vốn nói trên đều được ông Hậu ký xác nhận rải rác trong năm 2017.

Sau khi thanh kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thái Bình ngày 14/12/2018 đã có quyết định kỷ luật bà Đặng Thị Kim Thoa bằng hình thức cách chức Phó Bí thư Đảng ủy phường, điều chuyển công tác khác; ông Đặng Xuân Hậu bị cách chức Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, điều chuyển công tác khác; ông Đặng Xuân Định, Phó Chủ tịch phường Lê Hồng Phong bị khiển trách.

Mới đây, ông V.V.P. (SN 1989), là cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình, bị hành hung vào chiều 18/6, sau khi ông này có đơn gửi đến Thành ủy, UBND thành phố Thái Bình để tố cáo lãnh đạo phường Lê Hồng Phong "thiếu trách nhiệm, cố ý không giải quyết đơn đề nghị việc thực hiện quy trình nhân sự tái cử Ban chấp hành Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025", "cố tình đưa người không đủ điều kiện tiêu chuẩn để giới thiệu vào các chức danh lãnh đạo"...

Vụ cán bộ phường bị đánh: Nguyên chủ tịch phường xin thôi nhiệm vụ ảnh 2

Ông V.V.P. cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình, bị hành hung khi trên đường đi đón con. - Ảnh: Dân Trí

Theo đơn tố cáo, ông Đặng Xuân Hậu, nguyên Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong và nguyên Phó Bí thư phường Lê Hồng Phong là bà Đặng Thị Kim Thoa, từng có nhiều sai phạm, đã bị thi hành kỷ luật cách chức liên quan đến việc trục lợi chính sách an sinh xã hội năm 2018, nay lại được tái cử vào Ban chấp hành Đảng bộ phường nhiệm kỳ 2020-2025.

Sau quá trình điều tra, Công an thành phố Thái Bình đã khởi tố 5 bị can, đáng chú ý trong đó có bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt (SN 1982, trú tại số nhà 272, khu đô thị Kỳ Bá, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình) là vợ của ông Đặng Xuân Hậu, nguyên Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình.

Bà Hoàng Thị Ánh Nguyệt bước đầu khai nhận chính mình là người đã thuê đối tượng Phạm Thanh Tùng (SN 1987), trú tại phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, số tiền 10 triệu đồng để đánh ông V.V.P., cán bộ tư pháp - hộ tịch phường Lê Hồng Phong.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.