Xe tải lật đè chết 5 người ở Hải Dương, sao xe CSGT lại đậu giữa đường?

Đoạn clip ghi hình xe CSGT đỗ giữa quốc lộ 5 bảo vệ hiện trường tai nạn trước khi xe tải lật đè chết 5 người.

Khai báo với cơ quan công an, người lái xe tải nói, bị giật mình khi thấy xe CSGT nên đã đạp phanh nhưng phanh không ăn, buộc phải đâm vào dải phân cách.

Theo clip do camera hành trình của 1 xe chạy ngược chiều ghi lại, chiếc xe CSGT màu trắng dừng đỗ tại làn đường dành cho xe cơ giới, tại Km 63+550.

Xe tải lật đè chết 5 người ở Hải Dương, sao xe CSGT lại đậu giữa đường? ảnh 1

Xe CSGT màu trắng đỗ giữa quốc lộ 5 để bảo vệ hiện trường tai nạn xảy ra trước đó

Lẽ ra phải phân luồng, giảm tốc độ từ xa

Trưởng phòng CSGT tỉnh Hải Dương, Thượng tá Hoàng Tiến Nam giải thích với VietNamNet: Chiếc xe CSGT đỗ trên quốc lộ 5 là để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn xảy ra lúc 4h30.

Ông khẳng định: "Vị trí xe đỗ đúng quy định. Quốc lộ 5 có 3 làn, làn ngoài cùng dành cho xe thô sơ, làn giữa và làn trong dành cho xe cơ giới. Thi thể người đi xe đạp tử vong nằm ở làn giữa. Xe của CSGT phải đậu trước vị trí vụ tai nạn để bảo vệ hiện trường".

Xe tải lật đè chết 5 người ở Hải Dương, sao xe CSGT lại đậu giữa đường? ảnh 2

Chiếc xe tải lật, gây ra tai nạn thảm khốc

“Tại hiện trường có rất đông chiến sỹ CSGT điều tiết giao thông, hướng dẫn các ô tô khác đi vào làn trong cùng. Chiếc xe tải do anh Hoàng điều khiển mất phanh nên không thể giảm tốc độ. Đó là lý do xảy ra tai nạn thảm khốc.

Bản tường trình của lái xe với cơ quan Công an cũng nói rõ nội dung đó. Tôi đã đọc rất nhiều bình luận, cho rằng xe của đơn vị chúng tôi đậu sai. Tôi rất buồn. Họ không hiểu được, một vụ tai nạn xảy ra anh em giao thông phải vất vả bảo vệ hiện trường khi lực lượng khám nghiệm pháp y chưa hoàn tất công việc”, ông Nam nói.

Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, nguyên Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội, quy định bảo vệ hiện trường với những vụ tai nạn, CSGT phải có trách nhiệm ngay từ ban đầu.

"Phải phối hợp với công an các tỉnh, huyện giáp ranh tổ chức phân luồng từ xa hạn chế ùn tắc, tổ chức cấp cứu người bị nạn vì tính mạng con người là trên hết, đánh dấu hiện trường, phối hợp với cơ quan điều tra, viện kiểm sát để giải quyết vụ tai nạn", ông Thắng nói.

Như vụ tai nạn trên quốc lộ 5, kinh nghiệm của ông Thắng là lực lượng CSGT phải nhanh chóng phân luồng từ xa hạn chế ùn tắc, tổ chức cấp cứu người bị nạn, thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như VOV giao thông, đường dây nóng để các phương tiện phải giảm tốc độ từ xa.

"Quy trình xử lý tai nạn là như vậy nhưng họ không 'thuộc bài'. Tôi rất buồn vì tai nạn xảy ra liên tục trên 1 đoạn đường ngắn như vừa rồi", ông Thắng chia sẻ.

Hạn chế tốc độ là kéo lùi phát triển giao thông

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận định, nguyên nhân của tai nạn vừa qua trên quốc lộ 5 không phải do tốc độ.

"Thời điểm trước khi gây tai nạn, xe tải chạy tốc độ 65km/h nên không vượt quá tốc độ cho phép", ông phân tích.

Với đề nghị của Tổng cục Đường bộ VN cắm các cụm biển báo hạn chế tốc độ, ông Thanh cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới thời gian vận chuyển hàng hoá, kéo lùi sự phát triển của giao thông.

Theo ông, quốc lộ 5 có đủ bề rộng để làm đường cao tốc. Việc cắm biển hạn chế tốc độ chỉ được coi là giải pháp tạm thời.

Các vụ tai nạn gần đây có nhiều nguyên nhân như: Biển báo không đủ, mặt đường xuống cấp, ý thức người dân và cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của người lái xe.

Ông phân tích thêm: "Cụ thể trong vụ tai nạn vừa qua, lỗi ở lái xe nhưng không phải do tốc độ. Nguyên nhân có thể do phanh xe gặp vấn đề, không kịp phanh nên đánh lái để tránh và xảy ra tai nạn".

Nói thêm về trách nhiệm trong vụ tai nạn đó, ông Thanh cho rằng không thể bỏ qua việc lực lượng chức năng đặt biển cảnh báo nguy hiểm quá gần hiện trường.

"Nếu đặt biển cảnh báo nguy hiểm ở khoảng cách xa thì đã không xảy ra vụ tai nạn thương tâm trên", ông Thanh nói. 

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.