Ứng viên Thủ tướng Thái Lan bị cáo buộc vi hiến

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lãnh đạo đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện Thái Lan phải đối mặt với cáo buộc vi phạm hiến pháp.
Ứng viên Thủ tướng Thái Lan bị cáo buộc vi hiến

Đảng Tiến bước, do ông Pita Limjaroenrat đứng đầu, đã giành chiến thắng trong cuộc trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 14/5 với 151 ghế. Liên minh do đảng Tiến bước lãnh đạo đã giành được hơn 310 ghế trong Hạ viện, tương đương hơn 60%.

Theo nhiều dự đoán ban đầu, đảng Tiến bước sẽ thành lập một chính phủ liên minh với 7 đảng khác và các đối tác liên minh đã đồng ý ủng hộ ông Pita trong cuộc bầu cử thủ tướng có thể được tổ chức vào tháng 8.

Nhưng ông Ruangkrai Leekitwattana, người có liên kết với Đảng Palang Pracharat cầm quyền, đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Bầu cử cho rằng ông Pita đã vi phạm hiến pháp.

Hiến pháp Thái Lan cấm các ứng cử viên Hạ viện sở hữu cổ phần trong các công ty truyền thông. Theo ông Ruangkrai, ông Pita được thừa hưởng cổ phần trong một đài truyền hình từ cha mình.

Ông Ruangkrai là một nhà hoạt động chính trị được biết đến với khả năng hạ bệ những tên tuổi lớn. Nhân vật này từng buộc Thủ tướng Thái Lan lúc bấy giờ là Samak Sundaravej phải từ chức vào năm 2008 do xung đột lợi ích, liên quan đến việc xuất hiện trên một chương trình truyền hình về nấu ăn.

Ngày càng có nhiều đồn đoán về việc liệu ông Pita sẽ là nạn nhân tiếp theo trong danh sách của ông Ruangkrai hay không.

Ủy ban Bầu cử đã bắt đầu xem xét các cáo buộc chống lại ông Pita và dự kiến ​​sẽ đưa ra quyết định vào thời điểm các ghế Hạ viện được phân bổ vào giữa tháng 7. Nếu bị phát hiện vi phạm hiến pháp, ông Pita có thể bị tước quyền phục vụ trong quốc hội.

Tuy nhiên, thủ tướng Thái Lan không nhất thiết phải là một nhà lập pháp đương nhiệm và ông Pita dự kiến sẽ vẫn là ứng cử viên hàng đầu theo thỏa thuận liên minh 8 đảng.

Nhưng nếu Ủy ban Bầu cử không đưa ra kết luận và để vấn đề cho Tòa án Hiến pháp, tình hình có thể trở nên phức tạp hơn.

Tòa án Hiến pháp có thể tạm thời cấm ông Pita tham gia các hoạt động chính trị. Điều này có nghĩa là "hy vọng làm thủ tướng của ông ấy có thể chấm dứt", một nguồn tin ngoại giao nhận định.

Thái Lan đã trải qua 19 cuộc đảo chính quân sự kể từ năm 1932, khi một cuộc cách mạng chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.

Ủy ban Bầu cử và Tòa án Hiến pháp hiện tại có đầy đủ các thành viên và thẩm phán được bầu bởi chính phủ quân sự nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014 và vẫn được cho là nằm dưới ảnh hưởng của quân đội.

Đảng Hướng tới Tương lai, tiền thân của đảng Tiến bước, đã bị Tòa án Hiến pháp giải tán vào năm 2020 vì vi phạm luật bầu cử, một động thái được nhiều người coi là do quân đội đứng sau.

Đảng Tiến bước ủng hộ các chính sách từ lâu đã bị cấm kỵ ở Thái Lan, chẳng hạn như nới lỏng luật cấm xúc phạm hoàng gia và chấm dứt nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Đây là những động thái đi ngược lại lợi ích của phe bảo thủ và giới tướng lĩnh quân đội.

Vào cuối tháng 5, Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam đã nêu khả năng tổ chức một cuộc bầu cử Hạ viện mới nếu các vấn đề hiện tại không được giải quyết. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cũng bày tỏ phản đối kế hoạch cải cách nghĩa vụ quân sự, nói rằng "quân đội có kế hoạch riêng".

Theo Nikkei Asia
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.