Bầu cử Thái Lan: Chuyển sang cuộc đấu tranh sau hậu trường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kết quả của cuộc tổng tuyển cử hôm Chủ nhật tại Thái Lan hồi chuông báo động đối với phe bảo thủ của đất nước và phản ánh sự thất vọng đặc biệt của những cử tri trẻ muốn hạn chế ảnh hưởng của quân đội trong chính trị và cải cách chế độ quân chủ.
Ông Pita Limjaroenrat - ứng viên thủ tướng của đảng Tiến bước.
Ông Pita Limjaroenrat - ứng viên thủ tướng của đảng Tiến bước.

Chính trường Thái Lan hậu bầu cử vẫn chưa định hình rõ ràng bởi các đảng phái đang tiến hành đàm phán sau hậu trường nhằm tạo dựng những liên minh cầm quyền.

Với gần như tất cả các phiếu bầu đã được kiểm vào thứ Hai, Đảng Tiến bước đã bất ngờ giành chiến thắng. Đảng này đã "chiếm được" 151 ghế ở Hạ viện bằng cách giành được hơn 24% số phiếu phổ thông cho 400 ghế ở khu vực bầu cử và hơn 36% trong số 100 ghế được phân bổ theo tỷ lệ đại diện. Theo sát nút ở vị trí thứ hai là Đảng Pheu Thai với tổng số ghế dự kiến là 141.

Đảng của Thủ tướng đương nhiệm Prayuth Chan-ocha chỉ giữ vị trí thứ năm trong cuộc bỏ phiếu theo cử tri và thứ ba trong cuộc kiểm phiếu theo đảng phái, với tổng số 36 ghế dự kiến.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong đợt tổng tuyể cử lần này rơi khoảng 75% trong số 52 triệu cử tri đã đăng ký.

Việc ai trở thành tân thủ tướng Thái Lan sẽ phụ thuộc vào một cuộc bỏ phiếu được ấn định vào tháng 7, bao gồm tất cả các nhà lập pháp tại Hạ viện cộng với 250 ghế tại Thượng viện do quân đội chỉ định. Người chiến thắng phải giành được ít nhất 376 trong tổng số 750 ghế của họ.

Các đảng đối lập từ lâu đã chỉ trích quá trình tuyển chọn này là phi dân chủ. Cuộc đảo chính năm 2014 do tướng Prayuth Chan-ocha đã lật đổ chính quyền của bà Yingluck Shinawatra và một hiến pháp mới được soạn thảo sau đó nhằm đảm bảo rằng quân đội và những người ủng hộ hoàng gia sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực.

Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng rất nhiều điều vẫn có thể xảy ra trước khi Ủy ban bầu cử tuyên bố kết quả hợp lệ, một quá trình có thể mất tới 75 ngày và gần như chắc chắn sẽ bao gồm các thách thức pháp lý.

Trong quá khứ, ủy ban và các tòa án đã sử dụng thẩm quyền của mình để loại bỏ các đảng đối lập.

Ông Pita Limjaroenrat - ứng viên thủ tướng của đảng Tiến bước, thông báo trên Twitter rằng ông sẵn sàng mang lại sự thay đổi với tư cách là thủ tướng thứ 30 của đất nước.

“Cho dù đồng ý hay không đồng ý với tôi, tôi sẽ là thủ tướng của các bạn. Dù các bạn có bỏ phiếu cho tôi hay không, tôi sẽ phục vụ các bạn”, ông Pita khẳng định.

Mặc dù đã tiếp thêm sinh lực cho các cử tri trẻ tuổi bằng chương trình nghị sự tiến bộ của mình, nhưng vị doanh nhân 42 tuổi này đã khiến phe bảo thủ lo lắng với những lời kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, thể chế vốn được coi là bất khả xâm phạm tại Thái Lan.

Vào năm 2019, Tòa án Hiến pháp đã phế truất một đồng minh thân cận của ông Pita Limjaroenrat khỏi Quốc hội với cáo buộc vi phạm luật bầu cử và giải tán đảng Hướng tới Tương lai, vốn là tiền thân của đảng Tiến bước.

Tòa án cũng ủng hộ việc sửa đổi luật cho phép trừng phạt việc bôi nhọ chế độ quân chủ. Các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo bắt đầu vào năm 2020 đã công khai chỉ trích chế độ quân chủ, vốn từng là một chủ đề cấm kỵ tại Thái Lan.

Cái bóng của ông Thaksin

Trong khi đó, đảng Pheu Thai được lãnh đạo bởi bà Paetongtarn Shinawatra, 36 tuổi, con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.

Suốt hai thập kỷ qua, chính trường Thái Lan liên tục xảy ra các vụ đụng độ giữa những người ủng hộ ông Thaksin, phần lớn là nông dân, và các lực lượng thuộc phe quân đội.

Trong cuộc đảo chính năm 2014, tướng Prayuth đã phế truất chính quyền của bà Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin.

Dù Pheu Thai đứng đầu trong cuộc bỏ phiếu năm 2019, đảng này vẫn bị từ chối nắm quyền khi đảng Palang Pracharath do quân đội hậu thuẫn tìm được các đối tác để thành lập một chính phủ liên minh.

Ông Thaksin, 73 tuổi, cho biết trước cuộc bỏ phiếu hôm Chủ nhật rằng ông muốn trở về Thái Lan sau thời gian sống lưu vong, ngay cả khi có nguy cơ đối mặt với các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Theo AP
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.