Từ cậu SV bỏ học tới người thiết lập nền móng cho trí tuệ nhân tạo

(Ngày Nay) - Là một sinh viên chưa tốt nghiệp của ĐH Cambridge, Geoffrey Everest Hinton đã suy nghĩ rất nhiều về não bộ con người. Ông muốn hiểu rõ hơn cách vận hành của nó nhưng lại không có một ngành học nào thực sự cho ông một câu trả lời rõ ràng cả. Bởi vậy ông đã tự xây dựng mô hình máy tính của riêng mình để mô phỏng não bộ người.
Geofrey Everest Hinton, nhà khoa học đặt nền móng cho ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: NYT)
Geofrey Everest Hinton, nhà khoa học đặt nền móng cho ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: NYT)

“Người ta cứ nghĩ tôi bị điên” - Giáo sư Hinton, 69 tuổi, giáo sư danh dự ngành khoa học máy tính ĐH Toronto, nói.

Nhưng ông đã chứng minh điều ngược lại sau khi trở thành một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, thiết kế ra một phần mềm mô phỏng não bộ con người. Cùng lúc, ông Hinton cũng là người giúp biến Canada trở thành một vùng đất của công nghệ.

Dù là nhắn tin trên điện thoại di động, tìm kiếm ảnh trên Google, hay có thể trong tương lai, đi trên những chiếc xe hơi không người lái… tất cả đều phần nào dựa trên những ý tưởng đột phá của Hinton.

Giáo sư Hinton cùng các sinh viên và đồng nghiệp hiện đang dẫn đầu công tác nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại hàng loạt tập đoàn lớn như Apple, Google và Uber, đồng thời chạy các chương trình trí tuệ nhân tạo khác tại ĐH Montreal (Canada) và Open AI, một công ty nghiên cứu phi lợi nhuận.

Mới đây, ông còn thành lập một chi nhánh của Google Brain tại Toronto (Canada), dự án nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Google. Văn phòng nhỏ của ông tại đây chất đầy các giải thưởng, các loại thiết bị khiến nó chật chội đến nỗi không đủ để đặt một chiếc ghế.

Ông Hinton sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm khoa học. Ông sinh ra tại Anh và lớn lên ở Briston, nơi cha ông làm việc với tư cách một vị giáo sư về côn trùng học. Ông cũng là cháu nhiều đời của George Boole, cha đẻ của thuyết lý luận logic. Tên đệm của ông cũng được lấy từ một người họ hàng khác, George Everest, người từng nghiên cứu cách tính toán độ cao của ngọn núi cao nhất thế giới - Everest.

Hinton đã tiếp nối con đường làm khoa học của gia đình bằng cách theo học tại ĐH Cambridge vào cuối những năm 1960. Nhưng vào thời điểm chưa tốt nghiệp, ông đã bỏ học vì nhận ra rằng không ai trong trường hiểu rõ về cách vận hành của não bộ.

“Tôi chán ngấy chương trình học và quyết định thà trở thành một gã thợ mộc còn hơn” - Hinton nhớ lại.

Sau khi trí tuệ nhân tạo trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mới, thừa hưởng từ khoa học thông tin hậu Thế chiến II, các nhà khoa học đã bắt đầu nghĩ tới việc mô phỏng não bộ người bằng cách xây dựng các mạng lưới neuron thần kinh. Nhưng dự án đó đã thất bại do lúc bấy giờ không có một hệ thống máy tính đủ mạnh để cho ra các kết quả có ý nghĩa.

Vào thời điểm đó, ông Hinton nghe nói về một chương trình trí tuệ nhân tạo tại ĐH Edinburgh nên đã chuyển tới đó trong năm 1972 để theo học Thạc sỹ. Tại đây, ông đã tập trung nghiên cứu mạng lưới neuron thần kinh nhân tạo, thứ mà ông cho là một mô hình tốt hơn để mô phỏng não bộ con người.

Công nghiên cứu ngành này khiến ông trở nên cực kỳ nổi tiếng ở Anh, nhưng vẫn quyết định tới Mỹ để tiếp tục nghiên cứu cùng một nhóm các nhà tâm lý cũng có hứng thú với mạng lưới neuron thần kinh như ông.

Họ bắt đầu làm việc với một công thức gọi là thuật toán truyền ngược, được công bố bởi Tiến sỹ Paul J. Werbos của ĐH Havard hồi năm 1974. Thuật toán này cho phép các mạng lưới neuron học hỏi theo thời gian, đặt nền móng cho trí tuệ nhân tạo ngày nay.

Một thời gian sau, Hinton ngày càng trở nên chán nản với tình hình chính trị ở Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Ông cũng không thích thực tế rằng phần lớn các cuộc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo được quân đội Mỹ rót vốn. Bởi vậy, ông đã lựa chọn Viện Nghiên cứu Cao cấp Canada làm điểm đến của mình. Ông tới Toronto và cuối cùng thiết lập một chương trình nghiên cứu mà giờ có tên là “Việc học trong não bộ và máy móc”.

Ông cũng tham gia nghiên cứu ở ĐH Toronto với tư cách một giáo sư ngành khoa học máy tính, dù thừa nhận chưa từng học về ngành này.

Đến năm 2012, các máy tính đã bắt đầu đủ mạnh mẽ để cho phép ông cùng các nhà nghiên cứu khác chế tạo nên các mô hình phức tạp hơn để mô phỏng trí tuệ nhân tạo. Ông thành lập một công ty chuyên về nhận dạng giọng nói và hình ảnh. Google sau đó đã mua lại công ty này, nên ông Hinton tiếp tục làm bán thời gian ở Google và nghiên cứu về việc thành lập các mạng lưới neuron nhân tạo.

Hiện tại, ông Hinton đang tập trung vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cho rằng trí tuệ nhân tạo có thể giúp ích trong việc phát hiện sớm bệnh ung thư. Với mạng lưới các bệnh viện hiện đại cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, ông Hinton cho rằng Canada đã trở thành “một trong những nơi tốt nhất trên thế giới” để nghiên cứu về công nghệ mới.

Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
(Ngày Nay) - Tới trưa 10/5, giá vàng SJC lập đỉnh mốc mới, tăng cao nhất trong lịch sử với giá bán ra là 92 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối phiên ngày 9/5. Khoảng cách giữa giá mua và bán chênh nhau tới 2,5 triệu đồng/lượng, đẩy rủi ro lớn về phía người mua vàng.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ
(Ngày Nay) - Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
(Ngày Nay) - Apple mới đây đã lên tiếng xin lỗi sau phản ứng dữ dội từ cộng đồng về một quảng cáo dòng máy tính bảng iPad Pro xuất hiện hình ảnh các đồ vật bao gồm nhạc cụ và sách bị nghiền nát bởi máy ép thủy lực.
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng.
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
(Ngày Nay) - Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.