Tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 4.322 điểm cầu các ban, bộ, ngành, đoàn thể, đơn vị ở Trung ương và các địa phương trên toàn quốc, với gần 207.000 người tham gia nghiên cứu học tập, quán triệt Nghị quyết.

Dự Hội nghị có các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái. Cùng dự có ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI.

Tại hội nghị, các đại biểu nghe Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển báo cáo nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 41-NQ/TW.

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, trong những năm qua đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, ngày càng đóng vai trò đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số doanh nghiệp phát triển lên tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến hết tháng 3/2024, cả nước có khoảng 920.000 doanh nghiệp đang hoạt động; ngoài khu vực doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam còn có sự tham gia có khoảng gần 30.000 hợp tác xã và 5,2 triệu cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp. Đội ngũ doanh nhân phát triển lên đến hàng triệu người. Tính đến hết năm 2022, Việt Nam đã có 172 doanh nghiệp và 325 sản phẩm làm thương hiệu Quốc gia, trong đó có một thương hiệu Quốc gia đã gây được tiếng vang và khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường khu vực và quốc tế.

Để đội ngũ doanh nhân Việt Nam tự tin, vững bước, chung lòng, chung sức xây dựng đất nước hùng cường, phát triển trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với công tác xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam lớn mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong bối cảnh phát triển mới, Nghị quyết là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời các cơ chế, chính sách phát luật mới để tạo động lực phát triển và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững.

Ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, Nghị quyết số 41-NQ/TW có nhiều nội dung mới về quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới; được coi là kim chỉ nam để đội ngũ doanh nhân Việt Nam tự tin, vững bước, chung lòng, chung sức xây dựng đất nước hùng cường, phát triển trong thời gian tới.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã giới thiệu các điểm chính của Nghị quyết. Trong đó, Nghị quyết đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đó là nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước; hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến; phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới; xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.

Báo cáo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Chương trình hành động của Chính phủ đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, trong đó hình thành và phát triển nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát huy vai trò mở đường dẫn dắt các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỉ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đến năm 2045, phấn đấu một số doanh nhân làm chủ các tập đoàn có khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới hình thành một số chuỗi giá trị của Việt Nam trong các ngành ưu tiên, có thế mạnh của đất nước.

Tại Hội nghị, các đại biểu nghe ông Phạm Tấn Công - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VCCI trình bày Báo cáo Chương trình hành động của Đảng đoàn VCCI thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân; nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Những năm qua, đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hiện nay, trong đó lưu ý việc một bộ phận doanh nhân đạo đức, văn hóa kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc chưa cao, còn vi phạm pháp luật, cấu kết với cán bộ suy thoái, chạy theo lợi ích cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân. Cùng với đó, một số cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp chậm được triển khai, hiệu quả chưa cao; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu; chưa quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cho doanh nhân.

Từ đó, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng và phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương cần quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết đã đề ra; chú trọng hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị mỗi doanh nhân phải luôn đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh, tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần vì cộng đồng, tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước; ngoại giao kinh tế, đối ngoại nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam ra thế giới.

Để Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức, triển khai thực hiện; chú trọng theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra cũng như tăng cường công tác truyền thông chính sách, đồng thời phát hiện, lan tỏa những tấm gương doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho xã hội, đất nước; chuẩn bị thật tốt các điều kiện, nguồn lực với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết.

Giá cổ phiếu châu Á tăng cao kỷ lục
Giá cổ phiếu châu Á tăng cao kỷ lục
(Ngày Nay) - Đầu tuần, khi đồng đô la ổn định trở lại sau một tuần rớt giá, giá cổ phiếu châu Á tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua bởi gói kích cầu từ Trung Quốc và kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất toàn cầu trong vài tuần.
Quy trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép
Quy trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép
(Ngày Nay) - Nhằm quản lý tốt tài nguyên, khoáng sản, đồng thời đảm bảo an ninh, trật tự, tạo môi trường đầu tư an toàn, lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Bình đang chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn.
Tháo gỡ vướng mắc pháp lý, khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng
Tháo gỡ vướng mắc pháp lý, khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng
(Ngày Nay) -Chia sẻ tại Diễn đàn: “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng”, các chuyên gia pháp lý, BĐS, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước cùng khẳng định: giải pháp tiên quyết để thúc đẩy tiến trình phục hồi phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng chính là tháo gỡ những vướng mắc pháp lý.
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Để “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”
(Ngày Nay) - Giữa dòng chảy cuộc sống, trong các mối tương quan trùng trùng điệp điệp của xã hội, có thể mọi thứ bị xô dạt và chúng ta cứ cho là mặc nhiên như thế, tới đâu thì tới, rồi phó mặc cho hoàn cảnh và xem đó là định mệnh.
Ảnh minh họa.
Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư
(Ngày Nay) - Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất.
Ảnh minh họa.
Gốc rễ của thiện và bất thiện
(Ngày Nay) - Thiện hay bất thiện trong thế gian có nhiều quan niệm, quy chuẩn khác nhau. Theo đạo Phật, thân làm ác (giết hại, trộm cướp, tà hạnh), miệng nói ác (nói dối, nói chia rẽ, nói thô ác, nói thêu dệt-dua nịnh), ý nghĩ ác (tham lam, sân hận, si mê) là bất thiện. Ngược lại là thiện.