Tranh luận chưa có hồi kết về sử dụng động vật trong thể thao, diễn xiếc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đua chó, đấu bò và biểu diễn xiếc… là minh chứng cho thấy động vật đã tham gia ngành thể thao và giải trí từ rất lâu. Nhưng ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị hạn chế hoặc thậm chí cấm sử dụng động vật trong hai loại hình này.
Tranh luận chưa có hồi kết về sử dụng động vật trong thể thao, diễn xiếc

Cô Heather Browning, giảng viên tại Đại học Southampton (Anh), cho biết: “Ở Australia, có một cuộc đua ngựa lớn hàng năm là Melbourne Cup. Cuộc thi này gây tranh cãi bởi hầu như hàng năm đều ngựa bị ngã, gãy chân và chết”.

Kênh DW (Đức) dẫn lời bà Joanna Grossman, cố vấn chính sách tại Viện Phúc lợi Động vật (Mỹ) đánh giá: “Có rất nhiều tiền, vì vậy, xuất hiện những người huấn luyện hoặc bác sĩ thú y vô đạo đức, sẵn sàng đẩy những con ngựa này đến giới hạn”.

Động vật cũng cảm nhận được đau đớn

Đã phát sinh tranh cãi trong một thời gian dài về mức độ mà động vật cảm nhận được đau đớn và sợ hãi. Những năm gần đây, một cộng đồng liên ngành gồm các nhà nghiên cứu được hình thành nhằm tìm hiểu khả năng cảm nhận niềm vui hoặc đau khổ của động vật.

"Mọi người đều tin rằng các loài động vật có vú như chó, ngựa, linh trưởng cũng cảm nhận đau đớn giống như con người chúng ta. Chúng sở hữu bộ não có cấu trúc rất giống với bộ não con người", cô Browning nói.

Một số sự kiện thể thao nổi tiếng dựa trên động vật đã bị cấm ở nhiều quốc gia. Đua chó cũng nằm trong số đó. Đua chó từng là môn thể thao giải trí phổ biến trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, gần đây nó bị giám sát chặt chẽ bởi tình trạng các con chó chịu cảnh sống quanh quẩn cô đơn trong cũi, bị huấn luyện tàn bạo và gặp rủi ro khi không còn năng lực thi đấu trên đường đua. Đua chó vẫn hợp pháp ở 10 quốc gia trên toàn thế giới.

Chương trình động vật hoang dã ngày càng ít phổ biến

Các tiết mục xiếc truyền thống với “nghệ sĩ” chính là động vật như voi, hổ, sư tử … cũng đối mặt với phản ứng dữ dội ngày càng tăng. Điều tương tự xảy ra với cá heo và các động vật biển khác trong các buổi biểu diễn ở thủy cung, vườn thú.

Bà Grossmann nhận xét: “Chúng bị lạm dụng để cư xử theo những gì người huấn luyện muốn bởi đó không phải là điều những loài động vật hoang dã, sống tự do có thể tự làm”.

Việc sử dụng động vật hoang dã trong rạp xiếc đã bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Bolivia, Costa Rica, Ấn Độ và Iran. Tuy nhiên, nó vẫn hợp pháp ở nhiều quốc gia châu Âu.

Vào năm 2021, một triệu công dân Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi lệnh cấm sử dụng động vật hoang dã trong các buổi biểu diễn trên toàn khối, sau thông tin về một nghiên cứu cho thấy gần 90% động vật được cứu từ các rạp xiếc châu Âu gặp phải vấn đề về hành vi, tự gây thương tích hoặc các vấn đề về thể chất. Pháp đã quyết định cấm sử dụng động vật biểu diễn xiếc từ năm 2028.

Trò thể thao đổ máu không có tương lai

Các môn thể thao đẫm máu như đấu bò tót cũng ngày càng gây tranh cãi. Có khoảng 250.000 con bò đực bị giết trong các trận đấu có tổ chức hàng năm. Bà Grossman mô tả nó là môn thể thao bạo lực và tàn nhẫn. Bà bổ sung: “Nhưng tin tốt là đã có nhiều khu vực và quốc gia cấm các hình thức thể thao đẫm máu”.

Nhiều quốc gia nơi đấu bò từng phổ biến đã quyết định nói không với môn thể thao này, trong đó có Argentina, Canada, Cuba, Italy và Anh. Hiện nay, nó chỉ còn hợp pháp tại 8 quốc gia, 3 trong số đó ở châu Âu gồm Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha.

Cô Browning đánh giá: "Cách nuôi dưỡng và chăm sóc các loài động vật đóng vai trò rất lớn. Phần lớn cuộc đời của chúng không dành cho môn thể thao này. Nhiều con bị giết đơn giản khi chúng không còn hữu ích. Đó là lý do tại sao các quy định liên quan đến vấn đề này rất quan trọng".

Nhưng chỉ tạo ra luật là chưa đủ. Cô nói thêm: “Chúng ta cần đảm bảo rằng có đủ thanh tra và họ thực hiện công việc một cách thường xuyên”.

Bà Grossmann bổ sung rằng phương tiện truyền thông xã hội cũng góp phần giúp cho mọi người thấy những gì đang xảy ra đằng sau cánh cửa đóng kín.

Cô Browning đồng ý và nói thêm rằng việc tận mắt chứng kiến sự lạm dụng động vật có thể khiến mọi người từ chối trả tiền cho những hành vi tàn ác đang diễn ra với các loài vật.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.