4. Pháp – 2,5 tỷ USD
CNES là Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Pháp được cựu Tổng thống Charles de Gaulle thành lập tại Paris năm 1961. CNES có gần 2.500 nhân lực với tổng số vốn là 2,5 tỷ USD.
Trụ sở của CNES tại Paris |
Sau hơn 50 năm ra đời, CNES hiện đang điều hành Trung tâm Vũ trụ Guyana (thuộc Pháp) – một trạm phóng vệ tinh nhân tạo và tàu vũ trụ của Pháp. Ngoài ra, CNES còn giúp Pháp tự lực thực hiện các chương trình thám hiểm vũ trụ với việc nắm chắc các công nghệ vũ trụ và hoạch định chương trình vũ trụ trong tương lai.
Vệ tinh Calipso của CNES và NASA |
Các cơ quan vũ trụ như Arianespace, ESA và NASA cùng các quốc gia như Nga, Nhật, Ấn Độ... là những đối tác mà CNES hợp tác trong các chương trình thám hiểm không gian.
Năm 2014, CNES công bố trên toàn thế giới một hệ thống quan sát về tinh có tên E-CORCE.
Kỳ trước: 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)
5. Nhật Bản – 2,4 tỷ USD
Thành lập năm 2003, Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) là cơ quan hàng đầu tại Nhật Bản có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, thám hiểm và khai thác tiền năng vũ trụ. Hiện tại, cơ quan này được Nhật Bản đầu tư 2,4 tỷ USD.
Vệ tinh của JAXA |
Sau hơn 1 thập kỷ hoạt động, JAXA đã phát triển, phóng các vệ tinh vào quỹ đạo và tham gia nhiều sứ mệnh khác như thám hiểm thiên thạch và các tiểu hành tinh năm 2014.
JAXA phóng con tàu vũ trụ HTV2 |
Trong tương lai, JAXA sẽ thực hiện một chuyến bay có người lái (cũng như không người lái) lên Mặt trăng và sao Hỏa. Nếu những kế hoạch trên thu lại kết quả khả quan, ngân sách của JAXA sẽ tăng thêm.
6. Đức – 2 tỷ USD
Với 16 sứ mệnh thám hiểm không gian đã hoàn thành và 10 sứ mệnh đang được thực hiện, Trung tâm Hàng không – Vũ trụ Đức (DLR) là một trong những cơ quan nghiên cứu vũ trụ hàng đầu thế giới.
Phòng điều khiển của DLR |
Cũng giống như nhiều nước châu Âu, nước Đức dành hẳn 2 tỷ USD cho DLR để khám phá những bí mật về sự sống trên Trái đất cùng những bí ẩn bên ngoài không gian rộng lớn. Cơ quan này còn thiết lập 10 phòng thí nghiệm trên toàn nước Đức để thu hút những nhân tài trẻ trong việc khám phá vũ trụ.
Bức ảnh tàu Philae hạ cánh thành công xuống sao Chổido DLR chụp |
Với vai trò là cơ quan quản lý, DLR là cơ quan điều phối và hướng dẫn các tổ chức trên các vấn đề kỹ thuật và tài chính từ một số viện nghiên cứu và đại học của Đức.
Trụ sở của trung tâm đặt tại Cologne với nhiều viện nghiên cứu trực thuộc trên khắp nước Đức.
Tìm hiểu thêm:
1. 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)
2. Năm 2024 tàu vũ trụ Anh sẽ đổ bộ khám phá Mặt trăng
3. Trồng cây trong vũ trụ, dự án táo bạo của các nhà khoa học châu Âu
4. Khám phá bí mật bên trong lõi Trái đất
5. Tàu thăm dò sao Chổi Philae hạ cánh thành công sau 10 năm bay