Cụ thể, đối với ắc quy xe đạp điện, quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với ắc quy của xe đạp điện, trong đó bao gồm thử nghiệm kỹ thuật và giới hạn an toàn khi nạp điện quá mức, phóng điện quá mức, khả năng chịu rung động, bị đoản mạch, bị ngâm nước, bị thả rơi và bị chèn ép.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ắc quy; các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe đạp điện và các tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Xe điện ngày càng phổ biến tại Việt Nam |
Đối với động cơ điện sử dụng cho xe đạp điện, xe mô tô điện và xe máy điện, phải đáp ứng các yêu cầu như: Kết cấu thông số kỹ thuật của động cơ điện phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất và Quy chuẩn; Bề mặt động cơ điện không được gỉ, không có vết rạn nứt, bộ phận cố định phải được lắp đặt chắc chắn; Trên động cơ điện phải ghi điện áp danh định và công suất danh định của động cơ điện tại vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh; Động cơ điện phải có số động cơ, số động cơ phải rõ ràng và không được đục sửa, tẩy xóa....
Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức, thực hiện cả 3 bộ Quy chuẩn này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/5/2020 và bãi bỏ Thông tư 40/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 về quy chuẩn kỹ thuật ắc quy và động cơ cho xe đạp điện; bãi bỏ khoản 1 điều 1 thông tư 82/2015/TT-BGTVT ngày 30/12/2015 về quy chuẩn quốc gia về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện.