Ai bảo nhà sư sai?

Cuộc nói chuyện của các phóng viên báo Lao động với một số nhà sư xoay quanh những quan điểm về các vấn đề phàm tục đã gây phẫn nộ dư luận những ngày qua. Nhưng ai bảo “nhà sư” không có lý?
Ai bảo nhà sư sai?

Tuy nhiên, cái lý đó không dựa trên cái đúng để hình thành mà dựa trên những quan niệm sai lầm của phần lớn tín đồ đạo Phật ở Việt Nam nên chúng ta mới thấy nó có điều gì đó chướng tai nhưng vẫn phải gật gù mà rằng: “Ừ nhỉ, ông ấy nói cũng có lý!”

Thứ nhất, về việc ăn thịt, các nhà sư không sai khi cho rằng Phật không cấm ăn thịt. Chuyện tu chay hay tu mặn đâu phải chuyện quyết định tư cách đạo đức của một cá nhân. Ngoài ra trong giới Pratimoksha của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ kheo ăn đồ mặn, không thể bị xem là phạm giới được.

Tôi đã từng gặp một số người ăn chay, chay đến mức thái quá. Nghĩa là họ sẽ ngồi mâm riêng, không ăn chung cùng người ăn mặn. Thậm chí, bát đũa của họ ăn không được để chung, rửa chung với bát đũa ăn bình thường. Sở dĩ họ làm vậy là vì nghĩ rằng những thứ mặn sẽ làm ô uế cái “phẩm hạnh thanh tịnh” của họ. Vậy chẳng phải việc “ăn chay” đấy là “tham” – là háo danh thanh tịnh hay sao?

Ai bảo nhà sư sai? ảnh 1

Nhà sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp. Ảnh: Lao động.

Như vậy ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn (hay sống để ăn chay lấy tiếng). Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.

Thứ hai, Phật giáo không phải một tôn giáo mà Phật giáo là hệ thống quan điểm giáo lý hay thậm chí có thể gọi là triết học về nhân sinh nhằm giúp con người ta thoát khổ. Chúng ta vẫn hay gọi là Đạo Phật – “Đạo” ở đây là con đường. Mà như Lỗ Tấn đã từng nói: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”.

Phật cũng như tất cả chúng sinh, không thần thánh, không phép màu, không toàn năng… Chẳng qua Ngài là người đã thoát ra khỏi bể khổ trầm luân, thoát ra khỏi mắt xích của luân hồi nhờ nhận thức về căn nguyên mọi sự khổ. Các giáo lý của Đức Phật để lại không phải là những bản nội quy bắt mọi người tuân theo mà chỉ giống như là “ngón tay chỉ mặt trăng” hay “chiếc bè để qua sông” vậy.

Người tu hành cũng chính là những người đi trên con đường để đến cái đích là diệt khổ. Và để đi đến cái đích đó thì cũng có không ít con đường khác nhau, thử thách khác nhau. Bạn có thể đi trên con đường của Đức Phật đã đi, đã định hay đâm ngang, đâm tắt hay bỏ cuộc… đó là việc của mỗi người.

Vì thế, chúng ta không nên trách nhà sư đó là “những tên ăn cướp” hay “ma vương đội lốt người”, càng không nên lăng mạ những sư thầy hoàn tục. Vì đa số Phật tử quan niệm rằng hoàn tục là một sự thất bại, vị sư đó tu hành không đến nơi đến chốn, không có nghị lực để bị sa ngã. Ðây là một điều đáng tiếc và sự lăng mạ đó đương nhiên đi ngược lại với sự bao dung của nhà Phật.

Nhìn xa hơn một chút, chúng ta có thể thấy ở Nhật Bản, những nhà sư có cuộc sống vô cùng “nhập thế”. Có nghĩa là họ vẫn lấy vợ, kinh doanh, họ tự chủ về kinh tế chứ không sống dựa vào tiền “cúng dường công đức” của Phật tử. Người dân chấp nhận sự nhập thế đó. Nhờ vậy, các nhà sư sẽ bình đẳng với mọi người, không có chuyện sư là thần, là thánh, sư nói gì phải nghe đấy, cứ cúng thật nhiều tiền thì sư thỉnh cho càng nhiều phước như quan niệm sai lầm của một số Phật tử Việt Nam.

Nên nếu như chúng ta nói các nhà sư lệch chuẩn như thế là “sư hổ mang” thì xin hãy nghĩ lại sự tham công đức, thanh danh, sân hận trong sự nhìn nhận, si mê, cuồng tín của chúng ta có góp phần “bóp méo” Đạo Phật hay không?

Còn những vị sư kia, có thực sự “hổ mang” hay không thì hãy để chính lương tâm họ nhìn nhận và soi xét. Chúng ta không nên phán xét những việc mà ngay chính mình cũng chỉ “lờ mờ”. Việc của chúng ta là giữ gìn thân – khẩu – ý cho thật thanh tịnh và bao dung, bao dung với cả chính những người chà đạp lên niềm tin của mình.

Và quả thật, đúng như sư thầy Thích Minh Thịnh trong bài phỏng vấn dậy sóng đã nói: “Nếu không có thứ gọi là bóng tối thì ánh sáng không có giá trị”.

Bảo Trang

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Vingroup phát động chiến dịch 'Vì Thủ đô trong xanh' - Kêu gọi người dân chung tay giảm phát thải
Vingroup phát động chiến dịch 'Vì Thủ đô trong xanh' - Kêu gọi người dân chung tay giảm phát thải
(Ngày Nay) - Tập đoàn Vingroup cùng các công ty trong hệ sinh thái phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh”, kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về môi trường và chung tay giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô. Với vai trò tiên phong, Vingroup công bố chương trình hành động quyết liệt và cụ thể các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực giao thông đô thị.
Hạnh phúc là một sự lựa chọn
Hạnh phúc là một sự lựa chọn
(Ngày Nay) - Hạnh phúc không phải là điều hoàn hảo, mà là cách chúng ta đối diện với những khó khăn, đón nhận và trân trọng những điều đơn giản như niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
(Ngày Nay) - VinFast công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.