Áp lực trên bàn nhậu của dân công sở châu Á

(Ngày Nay) - Tại các nước châu Á, rượu bia là một phần không thể thiếu của các cuộc tụ họp sau giờ làm việc, khi phần lớn mọi người quan niệm đây là dịp để dỡ bỏ rào cản giữa lãnh đạo và nhân viên trong công ty.
Áp lực trên bàn nhậu của dân công sở châu Á

Theo số liệu của WHO, thì Hàn Quốc và Việt Nam là hai nước dẫn đầu trong danh sách các quốc gia tiêu thụ rượu  bia nhiều nhất châu Á, trung bình hàng năm mỗi người dân Hàn Quốc trên 15 tuổi uống khoảng 10,9 lít đồ uống có cồn, trong khi con số này ở Việt Nam là 8,7 lít. Một số quốc gia khác có thói quen uống rượu bia tương tự là Trung Quốc (xếp thứ năm với 7,6 lít) và Nhật Bản (xếp thứ sáu với 7,5 lít).

Đặc biệt tại các nước trên, thói quen “nhậu nhẹt” của dân công sở đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều nước châu Á đến mức các lãnh đạo coi đây là dịp để đánh giá nhân viên bởi thường các công ty không có hệ thống đánh giá chất lượng nhân lực. Trong khi các nhân viên coi việc đi uống rượu, bia với cấp trên là cơ hội giúp thăng tiến trong sự nghiệp, một số người thì coi đây là nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu không nhiệt tình tham dự các buổi tụ họp có thể gây hậu quả xấu tới con đường thăng tiến trong sự nghiệp của nhiều người.

Tuy nhiên, các hoạt động tụ họp sau giờ tan tầm lại trở nên hết sức phiền phức cho các nhân viên đã có gia đình hoặc con nhỏ, đặc biệt là đối với các nhân viên nữ, khi không thể lúc nào cũng “chiều lòng” cấp trên của mình tại bàn tiệc và có nguy cơ bị đối xử bất bình đẳng tại nơi làm việc.

“Các cuộc vui này đã ảnh hưởng xấu tới thiên chức làm mẹ, làm vợ của nhiều phụ nữ khi họ phải bỏ thời gian ở ngoài nhiều hơn thay vì về nhà chăm sóc con, nhiều người đàn ông cũng không còn đủ thời gian để ở nhà phụ giúp và chăm lo cho gia đình”, Giáo sư Kumiko Nemoto thuộc Đại học Kyoto của Nhật Bản cho biết.

Những người trẻ tại châu Á đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống công sở, một mặt họ phải làm thêm sau giờ tan tầm nhằm hoàn thành công việc đúng tiến độ, mặt khác phải tham gia đầy đủ các cuộc vui cùng đồng nghiệp và cấp trên, bất chấp nguy cơ sức khỏe bị ảnh hưởng do phải thường xuyên uống rượu bia và không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Cô Saori Yano (26 tuổi), từng làm việc tại một công ty giới thiệu việc làm ở Tokyo, nơi cô và các đồng nghiệp phải thay phiên nhau đi chơi với người quản lý của họ vài lần một tuần sau khi hoàn thành công việc vào lúc 10 giờ tối.

"Ông ấy nói sẽ lắng nghe nguyện vọng của chúng tôi trên bàn tiệc vì đã quá bận rộn trong giờ làm việc, nhưng thường thì cuối cùng chúng tôi sẽ chỉ nghe những lời khoe khoang của cấp trên", cô Yano nói.

Tuy nhiên, không phải ai cũng phản đối việc lạm dụng rượu bia trong đời sống công sở và coi đây là một yếu tố giúp tạo dựng mối quan hệ thân mật giữa các thành viên trong công ty,

Phó giáo sư Kazuaki Yamauchi từ Đại học Aizu ở tỉnh Fukushima của Nhật Bản đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2011 bằng cách phỏng vấn 30 chủ doanh nghiệp, sau đó rút ra kết luận rằng các cuộc tụ họp sau giờ làm là dịp tốt để các cấp trên quan sát nhân viên của mình, từ việc xem cấp dưới tự sắp xếp chỗ ngồi, cho tới cách mời uống và giao tiếp tập thể. “Việc uống rượu bia như một loại dầu bôi trơn trong công việc”, ông Yamauchi kết luận.

Bà Saiko Nanri (52 tuổi) - một trong những nữ giám đốc điều hành đầu tiên của ngân hàng lớn nhất Nhật Bản - Mitsubishi UFJ, cho biết không phải lúc nào mình cũng phản đối việc ăn nhậu sau giờ làm việc. Khi mới gia nhập ngân hàng vào năm 1992, bà Nanri thường phải đi chơi golf với các ông chủ của mình và làm mọi thứ có thể để làm quen với văn hóa của cấp trên.

Sau khi sinh con và trở lại làm việc, bà cảm thấy khó điều chỉnh giờ giấc theo thói quen mới. "Tôi đã bị sốc khi phải rời văn phòng sớm để đến trường đón con đúng giờ. Tôi không có một hình mẫu cụ thể và không thể cân bằng giữa việc làm mẹ và công việc tại ngân hàng”, bà Nanri chia sẻ.

Thấu hiểu sự vất vả này, bà Nanri tuyên bố với các nhân viên của mình rằng sẽ không tổ chức các cuộc tụ họp sau giờ làm, bởi việc này hết sức bất công với những nhân viên có gia đình. Vị nữ giám đốc muốn nhân viên của mình dành thời gian cho bạn bè và gia đình sau giờ làm việc.

"Không phải là tôi cũng có chuyện để chia sẻ với nhân viên của mình bằng cách uống với họ mỗi ngày", bà Nanri nói.

Quan điểm của bà Nanri đã nhận được sự phản hồi tích cực từ các nhân viên, khi nhiều người có gia đình cảm thấy không bị tước mất cơ hội thăng tiến khi bỏ qua các cuộc vui sau giờ tan tầm để lo cho con nhỏ.

Bà Nanri hy vọng rằng nhiều phụ nữ trẻ sẽ được đối xử công bằng hơn tại các công sở và cho rằng quan điểm của mình sẽ tạo ra sự thay đổi trong cách giao tiếp tại nơi làm việc ở Nhật Bản.

“Cách tiếp cận của tôi không phải là chính sách của công ty, nhưng nếu nó tạo hiệu quả tích cực trong môi trường làm việc, tôi sẽ khuyến nghị cho các bộ phận khác”, bà Nanri cho biết.

Giáo sư Nemoto cho rằng các lãnh đạo cần phải có cái nhìn khách quan trong việc tiến cử cấp dưới thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ làm việc.

“Các cấp trên cần phải chấm dứt việc đánh giá nhân viên chỉ bằng cách thông qua hoạt động tụ tập sau giờ làm, việc đề cử cấp dưới cũng cần phải dựa trên hiệu quả công việc cũng như giao tiếp trong giờ làm việc”, Giáo sư Nemoto cho biết.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?