Áp thấp nhiệt đới có thể gây mưa 200mm ở Nam Bộ

(Ngày Nay) -Từ hôm nay đến hết ngày 2/11, Nam Bộ mưa to, có nơi trên 200 mm. Ven biển nước dâng cao trên 4m do kết hợp với triều cường.
 
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của hai áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của hai áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF.

Sáng 1/11, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai họp bàn cách đối phó với áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.

Áp thấp có thể kèm lốc xoáy trên biển, đất liền mưa lớn

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 7h ngày 1/11 tâm áp thấp nhiệt đới cách Côn Đảo khoảng 130 km về phía đông đông nam, sức gió tối đa 60 km/h, cấp 7. Với hướng tây tây bắc, tốc độ 15-20 km/h, sáng mai áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía nam Cà Mau, giữ nguyên cường độ. 

Áp thấp kết hợp với không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống gây mưa giông, có khả năng kèm lốc xoáy, vòi rồng cho vùng biển tây nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo). Gió mạnh cấp 6-7, giật tăng hai cấp, sóng biển cao 2-4 m, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh Nam Bộ nước có thể dâng cao 4-4,5 m do kết hợp với triều cường.

Từ hôm nay đến hết ngày 2/11, Nam Bộ có mưa to, với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-150 mm, có nơi trên 200 mm. Ven biển Trung và Nam Trung Bộ trong ngày và đêm nay tiếp tục có mưa to

Trong khi đó, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở khu vực cách đảo Palawan (Philippines), sức gió mạnh 60 km/h, cấp 7. Ngày và đêm nay, áp thấp nhiệt đới theo hướng tây, tốc độ 20 km/h và có thể phát triển thành bão. 

Áp thấp nhiệt đới có thể gây mưa 200mm ở Nam Bộ ảnh 1

Bộ Nông nghiệp họp bàn phương án chống áp thấp nhiệt đới. Ảnh:Phạm Dự.

Lo ngại tâm lý chủ quan do Nam Bộ ít chịu thiên tai

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh vùng Đông Nam Bộ ít thiên tai, kỹ năng ứng phó của bà con không cao. Vì thế, các địa phương, đơn vị không được chủ quan, phải sẵn sàng mọi tình huống để sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Cục trưởng Cứu hộ cứu nạn, cho rằng phải "hết sức cảnh giác" vì ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trải dài nửa đất nước. Đặc biệt là miền Trung đang chuẩn bị diễn ra Tuần lễ cấp cáo APEC, thiên tai thường rất đột ngột. "Tôi nhớ năm 1999 không phải là bão nhưng chỉ trong một đêm mà Đà Nẵng, Quảng Nam đã chìm trong biển nước”, ông Nghĩa nói.

Cục trưởng Nghĩa cho rằng các đơn vị cảnh báo còn chủ quan và việc tổ chức lao động trên biển trong thời tiết xấu “có vấn đề”. Vì thế tai nạn trên biển có xu thế tăng, trong ngày 30-31/10 có 9 vụ chìm tàu khiến 4 người chết và mất tích.

Ban chỉ đạo yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang thông tin ngay đến ngư dân diễn biến của áp thấp nhiệt đới, hướng dẫn bà con về nơi tránh trú an toàn. Các tỉnh ven biển chú ý di chuyển lồng bè thủy sản về nơi an toàn, nhất là khu vực Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - nơi dự báo chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Trong đất liền, các địa phương được yêu cầu cảnh báo kịp thời cho dân cư ở các khu vực nguy hiểm, những vùng dễ xảy ra sạt lở bờ sông và tràn đê biển, kiên quyết di dời dân ở các khu vực này. 

Nhiều tàu gặp sự cố trên đường tránh ấp thấp nhiệt đới

Ngày 31/10, tàu câu mực Quảng Nam chở 36 người trên đường vào đảo Song Tử Tây tránh áp thấp nhiệt đới đã bị sóng đánh chìm làm 2 người chết, cứu được 34 người. Tàu Kiên Giang bị sóng lớn chụp nước tràn tàu, 5 lao động được tàu hàng OCEAN TREASURE cứu vớt an toàn.

Một tàu Kiên Giang khác với 5 lao động trên đường về Vũng Tàu tránh áp thấp thì bị sóng đánh chìm. Các lao động được tàu hàng Singapore cứu vớt. Ngoài ra, còn một tàu Bình Thuận bị gãy bánh lái, đã được lai dắt tàu về Côn Đảo.

Trước đó ngày 30/10, tàu chở hàng Hồng Anh 69 gồm 12 thuyền viên, neo đậu cách bờ biển phường Nghị Hải, thị xã Cửa Lò khoảng 5 hải lý về phía Đông, bị lật chìm do sóng to.

Theo Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, đến 6h hôm nay Biên phòng tuyến biển đã phối hợp với các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang hướng dẫn cho hơn 51.300 tàu với gần 260.000 lao động biết vị trí, diễn biến áp thấp nhiệt đới để thoát khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện còn 31 tàu thuyền của Bạc Liêu, 112 phương tiện (890 lao động) tại Cà Mau chưa liên lạc được. Đây là tàu thuyền công suất nhỏ, khai thác gần bờ, đi về trong ngày.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.