Bác sĩ phẫu thuật chuyển ngón chân thành ngón tay cái

Phẫu thuật chuyển ngón chân lên thay thế ngón tay cái nhằm phục hồi chức năng bàn tay được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ nhiều năm nay.
Bác sĩ phẫu thuật chuyển ngón chân thành ngón tay cái

Ngón tay cái chiếm tới 50% chức năng bàn tay, như một bên của gọng kìm, mất một bên sẽ làm khả năng cầm nắm, lao động hạn chế. Khuyết ngón cái có nhiều nguyên nhân như dị tật bẩm sinh, chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…

Vì vậy, việc phẫu thuật phục hồi ngón tay cái bằng cách chuyển ngón chân lên thay thế tại Khoa Tạo hình - Hàm mặt - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã trả lại khả năng lao động cũng như chức năng bàn tay cho nhiều người kém may mắn bị mất đi ngón cái.

TS.BS Đào Văn Giang, Phó Trưởng Khoa Tạo hình - Hàm mặt - Thẩm mỹ, cho biết kỹ thuật vi phẫu là chuyển cả phức hợp một ngón chân (bao gồm da, gân, móng chân), sau đó dùng vi phẫu nối mạch máu thần kinh... để phục hồi ngón cái.

Khi lấy ngón chân thay thế, các bác sĩ sẽ chọn ngón cái hoặc ngón trỏ ngay cạnh ngón cái, tùy thuộc vào sự tương đồng với ngón tay cái. Thông thường các bác sỹ lấy ngón chân giữa cạnh ngón cái vì có sự tương đồng, thẩm mỹ đẹp, chức năng của bàn chân không bị ảnh hưởng nhiều.

Khi chuyển ngón chân lên, các bác sĩ sẽ kết hợp xương, nối gân, mạch máu và nối thần kinh. Thời gian phẫu thuật thông thường mất khoảng 6-8 tiếng. Kết quả là ngón cái sau khi phục hồi có đầy đủ chức năng gập, duỗi và có thể cảm giác.

Theo Zing
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.