Tính chất sao Cửu Diệu như sau:
Tin liên quan:
- Ý nghĩa sao và cách cúng sao giải hạn
1- La Hầu: khẩu thiệt tinh, chủ về ăn nói thị phi, hay liên quan đến công quyền, nhiều chuyện phiền muộn, bệnh tật về tai mắt, máu huyết. Nam rất kỵ, nữ cũng bi ai chẳng kém. Kỵ tháng giêng, tháng bảy.
2- Kế Đô: hung tinh, kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới. Chủ về ám muội, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có việc mờ ám, đi làm ăn xa lại có tài lộc mang về.
3- Thái Dương: Thái dương tinh (măt trời) tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp nữ giới. Chủ về an khang thịnh vượng, nam giới gặp nhiều tin vui, tài lộc còn nữ giới lại thường gặp tai ách.
4- Thái Âm: Chủ dương tinh (mặt trăng), tốt cho cả nam lẫn nữ vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười. Nữ có bệnh tật, không nên sinh đẻ̉ e có nguy hiểm. Chủ về danh lợi, hỉ sự.
5- Mộc Đức (Mộc tinh): Triều ngươn tinh, chủ về hôn sự, nữ giới đề phòng tật bệnh phát sinh nhất là máu huyết, nam giới coi chừng bệnh về mắt. Tốt vào tháng mười và tháng chạp.
6- Vân Hớn (Hỏa tinh): Tai tinh, chủ về tật ách, xấu vào tháng hai và tháng tám. Nam gặp tai hình, phòng thương tật, bị kiện thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản.
7- Thổ Tú (Thổ tinh): Ách Tinh, chủ về tiểu nhân, xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiện, gia đạo không yên, chăn nuôi thua lỗ. Xấu tháng tư, tháng tám.
8- Thái Bạch (Kim tinh): Triều dương tinh, sao này xấu cần giữ gìn trong công việc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự. Xấu vào tháng năm và kỵ màu trắng quanh năm.
9- Thủy Diệu (Thủy tinh): Phước lôc tinh, tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám. Chủ về tài lộc hỉ. Không nên đi sông biển, giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.
Còn về hạn mỗi người hàng năm sẽ gặp một hạn có năm tốt có năm xấu, cách xem như đã chỉ dẫn phần xem sao Cửu Diệu, còn về tính chất:
1- Huỳnh Tiền (Đại hạn) bệnh nặng, hao tài
2- Tam Kheo (Tiểu hạn) tay chân nhức mỏi
3- Ngũ Mộ (Tiểu hạn) hao tiền tốn của
4- Thiên Tinh (Xấu) bị thưa kiện, thị phi
5- Tán Tận (Đại hạn) tật bệnh, hao tài
6- Thiên La (Xấu) bị phá phách không yên
7- Địa Võng (Xấu) tai tiếng, coi chừng tù tội
8- Diêm Vương (Xấu) người xa mang tin buồn
Cách cúng năm tam tai:
Ngoài cúng Sao giải Hạn hàng năm, những tuổi gặp năm Tam Tai cũng nên cúng giải như sau:
1. Tuổi Thân, Tý, Thìn gặp năm Dần, Mão, Thìn thì có Tam Tai. Năm Dần là đầu Tam tai, năm Mão giữa Tam tai, năm Thìn cuối Tam Tai.
2. Tuổi Dần, Ngọ, Tuất gặp năm Thân, Dậu, Tuất thì có Tam Tai.
3. Tuổi Hợ̣i, Mão, Mùi gặp năm Tỵ, Ngọ, Mùi có Tam Tai.
4. Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu gặp năm Hợi, Tỵ, Sửu có Tam Tai.
Cúng thần Tam Tai: cổ nhân thường căn cứ Tam Tai rơi vào năm nào, ứng với năm đó có một ông thần, và vào ngày nhất định hàng tháng, hướng nhất định tiến hành lễ dâng hương để giải trừ Tam Tai. Xem bảng sau đây:
Năm Tý: Ông Thần Địa Vong, cúng ngày 22, lạy về hướng Bắc
Năm Sửu: Ông Đại Hình, cúng ngày 14, lạy về hướng Đông Bắc
Năm Dần: Ông Thiên Hình, cúng ngày 15, lạy về hướng Đông Bắc.
Năm Mão: Ông Thiên Hình, cúng ngày 14, lạy hướng Đông
Năm Thìn: Ông Thiên Cướp, cúng ngày 13, lạy hướng Đông Nam.
Năm Tỵ: Ông Hắc Sát, cúng ngày 11, lạy hướng Đông Nam.
Năm Ngọ: Ông Âm Mưu, cúng ngày 20, lạy hướng Tây Nam
Năm Mùi: Ông Bạch Sát, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam.
Năm Thân: Ông Nhơn Hoàng, cúng ngày 8, lạy hướng Tây Nam.
Năm Dậu: Ông Thiên Họa, cúng ngày 7, lạy hướng Tây.
Năm Tuất: Ông Địa Tai, cúng ngày 6, lạy về hướng Tây Bắc
Năm Hợi: Ông Địa Bại, cùng ngày 21, lạy về hướng Tây Bắc.
Lễ cúng: Trầu cau: 3 miếng, thuốc lá: 3 điếu, muối, gạo, rượu, vàng tiền, hoa, quả. Lấy một ít tóc rối của người có hạn Tam Tai, bỏ vào một ít tiền lẻ, gói chung lại với gạo, muối, còn tiền vàng thì hóa, cúng tại ngã ba, ngã tư đường, vài tuổi và tên của mình, đem bỏ gói tiền, có tóc và muối gạo đó ở giũa đường mà về thì hạn đỡ.