Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tỉnh Bình Thuận hiện có 4 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hai trong số đó là di sản văn hóa của đồng bào Chăm. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Chăm luôn được quan tâm đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của tỉnh Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung, thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương.
Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: Pandanus Resort)
Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: Pandanus Resort)

Đặc sắc lễ hội Katê

Đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Chăm là lễ hội Katê. Đây là lễ hội của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở tỉnh Bình Thuận được phục dựng từ năm 2005 tại Di tích cấp quốc gia Pô Sah Inư với đầy đủ các nghi thức và các giá trị văn hóa dân gian truyền thống, mang đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào Chăm.

Lễ hội Katê có quá trình hình thành, tồn tại từ rất lâu đời và được duy trì đến ngày nay. Sư cả Thông Minh Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng sư cả Bàlamôn tỉnh cho biết, lễ hội Katê thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với các vị thần linh, ông bà, tổ tiên đã bảo bọc, chở che cho con cháu khỏe mạnh, cuộc sống bình an, no ấm và hạnh phúc; thể hiện khát vọng của cộng đồng luôn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời, đây cũng là dịp thắt chặt tinh thần đoàn kết, tinh thần hòa hợp để gắn kết các thành viên trong cộng đồng.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm ảnh 1

Các vị chức sắc đồng bào Chăm đánh chiêng, bắt đầu nghi thức đi rước y trang tại Lễ hội Katê 2022. (Ảnh: TTXVN)

Mặc dù chịu ảnh hưởng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa nhưng về cơ bản lễ hội Katê vẫn được gìn giữ, duy trì theo đúng tập tục truyền thống như: Lễ Nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư dưới sự điều hành của các chức sắc tôn giáo, mở cửa tháp chính, tắm bệ thờ Linga - Yoni, mặc trang phục, đại lễ cúng mừng Katê tại tháp chính…Phần hội của lễ hội Katê thường diễn ra các hội thi và các trò chơi mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Chăm như thi trưng bày và trang trí lễ vật trên Thôn la; thi làm bánh gừng, giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật…

Với những giá trị và ý nghĩa về lịch sử, văn hóa đặc sắc, tiêu biểu đó, ngày 4/4/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm ảnh 2

Lễ hội Katê 2022 thu hút hàng nghìn đồng bào Chăm, người dân và du khách từ các nơi về tham dự. (Ảnh: TTXVN)

Theo sư cả Thông Minh Toàn, cộng đồng người Chăm Bàlamôn rất tự hào và vui mừng khi lễ hội Katê trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy nét văn hóa đặc trưng của người Chăm.

Hơn 15 năm qua, lễ hội Katê được tỉnh Bình Thuận phục dựng tại tháp Pô Sah Inư và trở thành một trong 6 lễ hội tiêu biểu được tỉnh lựa chọn để phát triển du lịch. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của đồng bào Chăm, lễ hội Katê còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Bình Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.

Ông Võ Thành Huy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết để phát huy giá trị của lễ hội Katê, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cùng với các địa phương trong tỉnh, nơi mà có đồng bào người Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống rà soát, tổ chức lại các ngành nghề truyền thống như làm bánh, dệt thổ cẩm, làm gốm…Từ đó, sẽ hình thành nên một nhóm nghề truyền thống của người Chăm để đưa vào phục vụ tại các điểm du lịch. Đồng thời, sẽ hoàn thiện lại một phần lễ hội Katê để đưa vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu, tại các địa điểm tham quan di tích, khu du lịch phục vụ du khách và nhân dân trong, ngoài tỉnh.

Ngoài việc tiếp tục phát huy những lễ hội đã được công nhận, ngành sẽ rà soát những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh để xây dựng đề án phục dựng và tổ chức các hoạt động đưa vào phục vụ du khách vào dịp lễ, Tết, những ngày cuối tuần.

Độc đáo nghề gốm thủ công

Theo các nghiên cứu, trước đây, người Chăm ở Bình Thuận đã làm nhiều nghề thủ công để sinh sống như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền…Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn nghề làm gốm được người Chăm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình lưu giữ và phát triển. Nghề làm gốm không biết có từ bao giờ bởi nghề làm gốm cứ được nối tiếp từ đời này sang đời khác “mẹ truyền con nối” hàng trăm năm qua.

Nét độc đáo nghề gốm của người Chăm là người làm không dùng bàn xoay hiện đại mà khi tạo hình, người làm gốm xoay mình, đi vòng quanh sản phẩm thay vì sản phẩm xoay tròn như cách làm gốm ở nhiều nơi khác. Gốm làm xong, được quét lên một lớp nước đất sét đỏ để màu gốm sau khi nung sẽ đẹp hơn. Thêm nữa kỹ thuật nung gốm lộ thiên là nét đặc trưng hiếm có của gốm Chăm bởi mang tính cộng đồng cao.

Khoảng 3 - 4 ngày người dân mới tập trung nung gốm một lần. Bãi nung là bãi đất trống để đón nắng đón gió và vị trí gần mương nước. Gốm sau khi nung vừa lấy ra khỏi lò được vảy lên một loại nước từ trái thị hoặc vỏ hạt điều ngâm, tạo ra những vết loang lấm tấm đen. Cách trang trí này khiến gốm Chăm khác biệt với các sản phẩm gốm khác. Sản phẩm gốm của người Chăm không nhiều hoa văn trang trí, hình dáng đơn giản, mộc mạc nhưng lại thu hút du khách và người tiêu dùng bởi có nét độc đáo.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm ảnh 3
Hiện vật Mộ Chum được nhà sưu tập hiến tặng cho Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Những năm gần đây, trước tác động của cơ chế kinh tế thị trường cùng sự phát triển của khoa học, công nghệ nên nghề gốm của người Chăm đã và đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Vì vậy, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình.

Ngoài mục tiêu bảo tồn phương thức, kỹ thuật, nguyên liệu làm gốm truyền thống và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, Đề án còn hướng tới việc xây dựng và phát triển các tour, tuyến du lịch đến tham quan, khám phá, trải nghiệm làng gốm Chăm Bình Đức; phấn đấu đến năm 2030, số hộ duy trì nghề gốm tăng từ gần 11% lên hơn 15%, số nghệ nhân duy trì nghề gốm tăng từ gần 12% lên hơn 16%.

Tỉnh Bình Thuận tập trung quy hoạch, mở rộng vùng nguyên liệu và bãi nung gốm truyền thống gắn với xây dựng lò nung gốm mỹ nghệ; thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề; mở các lớp đào tạo, truyền dạy kỹ năng, bí quyết thực hành nghề gốm cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Chăm địa phương…Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, góp phần đưa sản phẩm gốm thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị tăng cao./.

Theo TTXVN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.