Bất ngờ thú vị về cuộc chiến của những ‘chú’ tinh trùng

Cuộc chiến tranh của những "chú" tinh trùng phụ thuộc khá nhiều vào thái độ tình dục của người phụ nữ.
Bất ngờ thú vị về cuộc chiến của những ‘chú’ tinh trùng

Những nghiên cứu của nhà sinh hóa Robin Baker được công bố mới đây về thế giới bí ẩn của tinh trùng đã khiến cho công luận ngạc nhiên.

Chiến tranh tinh trùng

Trong cuốn sách Chiến tranh tình dục, Robin Baker đã kể lại một câu chuyện có thật: Pierre và Helene cưới nhau đã được 10 năm. Họ có hai con.

Từ khi sinh đứa thứ hai, chuyện tình dục của họ trở nên nhàm chán và em bé thứ ba cứ chờ mãi mà không thấy.

Bất ngờ, Helene gặp lại Henri, người yêu cũ. Sau một đêm nồng thắm, Helene cảm thấy hối hận và quyết định cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Henri để trở lại cuộc sống hàng ngày.

Đến cuối tháng đó nàng phát hiện ra mình có bầu. Helene lo sợ, không biết đứa con trong bụng là của ai?

Bằng câu chuyện cụ thể trên, Robin Baker đã giải thích về "cuộc chiến tranh giữa các tinh trùng" - khám phá được coi là lý thú và độc đáo nhất trong cuộc nghiên cứu của ông.

Bất ngờ thú vị về cuộc chiến của những ‘chú’ tinh trùng ảnh 1

Cuộc chiến tranh của những "chú" tinh trùng phụ thuộc khá nhiều vào thái độ tình dục của người phụ nữ. (Ảnh minh họa).

Theo Robin Baker, trong một lần gặp gỡ với chồng, người phụ nữ nhận được ít nhất khoảng 300 triệu tinh trùng. Phần lớn chúng bị đẩy ra ngoài bằng nhiều cách. Dù vậy vẫn có một số tồn tại được mấy ngày.

Ngay sau đêm ân ái với chồng, nếu Helene gặp Henri với một đam mê cuồng nhiệt thì giữa hai phe tinh trùng của hai người đàn ông chắc chắn sẽ diễn ra một trận chiến ác liệt để giành lấy cái trứng.

Khả năng tác chiến của mỗi phe sẽ tùy thuộc vào vị trí ẩn nấp và ý muốn trong vô thức của người phụ nữ: muốn có con với ai!

Dĩ nhiên, tinh trùng của Henri sẽ hung bạo hơn, chúng gây chiến tức khắc.

Trong khi đó, tinh trùng của chồng Helene chỉ lo phòng thủ thụ động bởi vì đó là "tình dục bình thường", nhàm chán. Chúng không có thái độ sẵn sàng để tấn công kẻ khác.

Thêm nữa, trong tiềm thức của Helene, luôn có ý thức lựa chọn tinh trùng khỏe mạnh nhất để cho ra đời đứa con tốt nhất.

Vì vậy, kẻ chiếm ưu thế thường thuộc phe đội quân "xâm lược" đầy hào hứng và hiếu chiến của Henri.

Điểm mặt các tinh binh

- Tinh trùng sát thủ: dài ngoằng và "lực lưỡng", loại tinh trùng này không có nhiệm vụ sinh đẻ. Nó chỉ lang thang trong tử cung để lùng sục kẻ thù và tiêu diệt chúng.

Mỗi khi sát thủ gặp tinh trùng của người đàn ông khác, đầu tiên nó "làm phép thử" bằng cách tiết ra một thứ hóa chất nằm ở "đầu mũ".

Nếu nhận ra có sự không trùng hợp, lập tức chúng sẽ ra tay ngay. Nếu cùng loại, đó là phe ta. Nó sẽ bỏ đi và tiếp tục "tuần tra" trong tử cung.

- Tinh trùng phá băng: Dùng để tiêu diệt đối thủ trên đường chạy đua đến tử cung. "Cái mũ" của nó có khả năng phân biệt mùi kẻ thù.

Tinh trùng này có đuôi xoắn, thân mình cũng xoắn, với một cái lưng gù, có thể xuyên qua bất kỳ loại nước nhờn âm đạo nào ngăn cản đường tiến quân của chúng.

- Tinh trùng săn trứng: Loại này chỉ chiếm 1% tổng số. Tinh trùng sát thủ và săn trứng rất giống nhau.

Cơ thể trơn láng và lực lưỡng. Sát thủ có đầu trung bình, săn trứng to hơn. Người đàn ông nào có tỉ lệ tinh trùng săn trứng cao nhất sẽ thắng cuộc.

Điều gì quyết định kẻ chiến thắng?

Rõ ràng, quá trình tiến hóa đã chuẩn bị cho đội quân tinh trùng của người đàn ông khả năng đấu tranh để giành giật cái trứng trong trường hợp có mặt hơn một phe tinh trùng trong tử cung.

Theo nhà sinh học Baker, cuộc chiến tranh này phụ thuộc khá nhiều vào thái độ tình dục của người phụ nữ, ví dụ như người phụ nữ thích thú ân ái với ai hơn, mong muốn có con với người nào.

P.V

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.